Đại diện Tập đoàn FLC cho biết, bất động sản vẫn luôn là ngành cốt lõi, mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Những năm gần đây, FLC liên tục mở rộng quỹ đất và đầu tư hàng loạt dự án lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Hiện nay, quỹ dự án của FLC lên tới khoảng hơn 300 dự án tại hầu hết các tỉnh thành cả nước.

Không chỉ phát triển nhiều dự án ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM, nhiều năm trước, FLC đã nhắm vào những thị trường tỉnh lẻ giàu tiềm năng. Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC cho biết, tập trung vào các tỉnh còn "ngủ quên", có tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác là một trong những chiến lược chính của FLC trong lĩnh vực bất động sản.

Năm 2020, khi Covid-19 khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng "ngủ đông", FLC vẫn đồng loạt đẩy nhanh tiến độ trên các công trường xây dựng từ Hạ Long (Quảng Ninh), Quy Nhơn (Bình Định), Kon Tum đến Sa Đéc (Đồng Tháp)... từ tháng 6/2020.

138800633-232030521840482-7552-9075-6877-1610438080.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=svlWkV9qHCEOIznWgoxM5Q

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC trả lời phỏng vấn bên lề một Hội thảo về bất động sản mới đây tại Vĩnh Phúc.

Tại Quảng Ninh, doanh nghiệp giới thiệu dự án FLC Tropical City Hạ Long với gần 3.500 căn shophouse, liền kề và căn hộ chung cư với khoảng 100 tiện ích nội khu. Hay tại Quảng Bình, FLC cũng chi hơn 20.000 tỷ đồng xây dựng quần thể nghỉ dưỡng FLC Quang Binh Beach & Golf Resort trên tổng diện tích gần 2.000 ha, trải dài trên 5km bờ biển Hải Ninh.

Với thị trường còn thiếu vắng những dự án lớn như Quảng Ngãi, FLC là một trong những doanh nghiệp tiên phong đánh thức tiềm năng nơi đây. Dự án quần thể nghỉ dưỡng kết hợp đô thị của FLC tọa lạc trên vùng biển của huyện Bình Sơn, khu đô thị mới Vạn Tường, thuộc khu kinh tế Dung Quất, có tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu ước tính 11.000 tỷ đồng.

Năm 2021, doanh nghiệp dự tính đưa ra thị trường gần 20 dự án, tập trung tại các thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng... với hai phân khúc bất động nghỉ dưỡng và đô thị.

"Với FLC, chúng tôi chưa bao giờ quan tâm đến vị trí đất vàng. Mỗi người, mỗi nhà làm bất động sản có khẩu vị riêng và FLC chọn cách 'đánh bắt xa bờ'. Với nhiều khu vực dự án ở Thanh Hoá, Quảng Bình, Bình Định.. khi FLC mới thi công hiếm chủ đầu tư nào chịu vào, nhưng sau khi đầu tư, các dự án vây quanh khu của FLC", ông Trịnh Văn Quyết nói.

Chính tầm nhìn này mà FLC hoạch định chiến lược đầu tư - xây dựng khu nghỉ dưỡng tại những địa điểm khá đặc biệt như vùng đầm lầy tại Sầm Sơn, khu đồi khai thác than "thổ phỉ" của Quảng Ninh, vùng bán sa mạc gần như không người tại Quảng Bình, hay bãi cát hoang sơ khắc nghiệt của Quy Nhơn... Điểm chung của những khu vực này là địa hình phức tạp hoặc khí hậu khắc nghiệt, ban đầu ít gây hứng thú với các chủ đầu tư. Song nơi đây lại có quỹ đất lớn, phù hợp với du lịch khám phá, trải nghiệm...

Chiến lược khác biệt giúp FLC ghi dấu ấn ở các thị trường vùng ven, không chỉ với du lịch địa phương mà còn tác động tích cực đến địa ốc nói chung. Tiêu biểu, Quy Nhơn có hiện tượng tăng giá từ vài chục triệu một lô ven biển lên mức hàng trăm triệu tại khu vực Eo Gió. Ở Sầm Sơn, cách đây 4-5 năm là 3 triệu đồng mỗi m2 thì hiện nay là 20 triệu đồng quanh khu vực dự án FLC Sầm Sơn. Tương tự ở Gia Lai, khu vực quanh dự án FLC có giá 100 triệu đồng mỗi m2 mặt đường vào năm ngoái, hiện nay mức giá đã lên 180 triệu đồng một m2.

TT-Ngay-Fix-resize-8269-159178-5891-3407-1610352864.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=U4yvHde-k0VT_Onx-Vz8Kw

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC trả lời phỏng vấn bên lề một Hội thảo về bất động sản mới đây tại Vĩnh Phúc.

Giới chuyên gia đánh giá, chính sách "đánh bắt xa bờ" của FLC đang là hướng đi mới của nhiều doanh nghiệp địa ốc hiện nay khi quỹ đất ở các thành phố lớn ngày càng hạn hẹp. Chính sách siết chặt cũng khiến nhiều đơn vị chuyển ra vùng ven để tìm kiếm quỹ đất phát triển dự án mới. Không riêng thị trường nghỉ dưỡng ở những khu vực có du lịch phát triển, giới địa ốc còn đang mở rộng nhiều dự án nhà ở hướng tới các thị trường mới nổi này.

Tại hội thảo "Toàn cảnh bất động sản 2021: Nhận diện xung lực mới" diễn ra mới đây, bàn về tiềm năng của các thị trường mới, theo GS.TS Đặng Hùng Võ, Quảng Bình là nơi có nhiều tài nguyên để hỗ trợ phát triển bất động sản. Quảng Bình không phải ngẫu nhiên là điểm phân tranh đất đai trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó vùng đất này có nền du lịch phát triển với những kỳ quan tự nhiên hiếm có tầm cỡ thế giới.

"Tôi mới thấy có 1-2 doanh nghiệp đặt chân vào đây nhưng cũng chỉ dậm chân tại chỗ mà không mở rộng. Tôi tính toán chỉ một vài năm nữa Quảng Bình sẽ trở thành điểm đến mới ở miền Trung", ông Võ nói.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hưởng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank, những thị trường mới cần chú ý trong 2021 là đất Long Thành, quận 9, quận Thủ Đức (TP HCM) và những khu vực được định danh đặc khu. Ông Hưởng cũng lưu ý thêm về Tây Nguyên, một thị trường đang bắt đầu là xu hướng, địa điểm mới về đầu tư du lịch với giá đất còn thấp.

Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group bày tỏ lạc quan về thị trường ven. Hà Nội đang là tâm điểm đến của các tuyến cao tốc như Hải Phòng, Hạ Long, Lào Cai khiến việc di chuyển ra ngoài thành dễ dàng. Những sản phẩm nghỉ dưỡng xa Hà Nội hoặc các thành phố lớn đến 200-300 km nhưng thời gian đi lại chỉ 2-3 tiếng là một điểm cộng với nhà đầu tư.

"Giá nhà là cuộc kết hôn giữa cung và cầu. Cầu lên thì giá tăng, mà cung lên thì giá giảm. Trong thời gian tới bất động sản sẽ không ra hàng ồ ạt nên mặt bằng chung của các khu vực này là sẽ đi lên", ông Tuyển nhận định.

Tâm Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022