GĐXH - Cây cảnh không chỉ dùng để trang trí nhà cửa mà còn có tác dụng để thanh lọc không khí hay liên quan đến phong thủy, tiền tài. Tuy nhiên, có những loài cây đẹp nhưng chứa nhiều chất độc, nếu vô tình nhai phải sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
GĐXH - Để căn bếp luôn tươi mát, thông thoáng thì bạn có thể mua một số cây trồng trong nhà bếp, vừa thanh lọc không gian, khử mùi và tạo cảm giác thư thái cực tốt.
Cây sả
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp cả nước, trong các gia đình.
Đây là loại cây gia vị quen thuộc của nhiều gia đình, lá của chúng còn được dùng để xông giải cảm, trị cảm mạo, sốt… Nhưng trồng 1 bụi sả trong sân vườn hay trồng chậu cho ban công, sân thượng thì chúng còn có công dụng là 1 loại cây đuổi rắn.
Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn có tên thường gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Là loài cây mọng nước có sức sống bền bỉ. Cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.
Cây lưỡi hổ được ưa chuộng trồng vì dễ chăm, có khả năng làm sạch không khí, cải thiện tâm trạng rất tốt.
Ngoài ra, chúng còn là cây đuổi rắn được nhiều người biết đến và trồng nhiều hiện nay. Những khu vườn sẽ dường như không thấy sự xuất hiện của rắn nếu như bạn trồng loại cây này.
Ngoài ra, rắn còn rất mẫn cảm với các những loại cây có tinh dầu hay mùi hương. Vậy nên bạn cũng có thể trồng thêm những loại cây đuổi rắn như bạc hà, hương thảo, ngũ sắc…
Cây húng quế
Nhiều người điều thích cho thêm húng quế vào các món ăn bởi yêu thích mùi thơm của nó. Thế nhưng, với rắn thì khác, chúng không thể chịu được mùi của cây húng quế. Do đó, nếu bạn muốn xua đuổi rắn bạn có thể trồng húng quế trong sân hoặc vườn nhà mình.
Cây nén
Trong củ và lá cây nén có chứa nhiều tinh dầu, và loại tinh dầu ấy thường có mùi tanh và vị cay khá lạ. Vì thế xua đuổi rắn cực kỳ tốt, khi ngửi thấy mùi cây nén thì rắn sẽ lẩn tránh và đi xa khỏi nơi trồng cây này.
Cây sắn dây
Tùy vào từng vùng miền, loại cây này còn được gọi với rất nhiều những cái tên khác nhau như cát căn, phấn cát căn, cam cát căn, bạch cát…
Trong củ sắn dây chứa một lớp nhựa khiến cho loài rắn sợ hãi và tránh xa. Do đó, cây sắn dây cũng là một loại cây đuổi rắn hiệu quả ra khỏi khu vực nhà bạn.
Những điều cần lưu ý khi trồng cây đuổi rắn
Nên trồng những cây chống rắn ở những vị trí mà bạn nghi ngờ có rắn xuất hiện. Nếu sân vườn rộng thì tốt nhất nên trồng xung quanh cổng và dọc theo hàng rào.
Nếu không gian nhà bạn không đủ để trồng cây trong vườn, thì có thể chọn hình thức trồng trong chậu. Như với những cây lưỡi hổ, cây nén thì việc trồng trong chậu và đặt ở các vị trí như trong nhà, trên bệ cửa sổ đều rất thích hợp.