Khu vườn trên sân thượng của chị Bích Thủy ở quận 10, TP. HCM luôn ngập tràn các loại hồng đua nhau khoe sắc. Để có được không gian ngát hương, đẹp ngọt ngào ấy, chị Thủy đã dành khá nhiều thời gian và tâm huyết để theo đuổi niềm đam mê, tình yêu hoa hồng của mình.

  • landscape-avatar-copy-6-15749205898471939455642-crop-15749205931151756384111.png

    Khu vườn hoa hồng với đủ loại từ nội đến ngoại rộng 100m² ở Quảng Ninh

Tự nhận mình "phải lòng" với hoa hồng trong một dịp vô tình ngắm nhìn những bông hoa được một nhà vườn rao bán, chị Thủy bắt đầu tìm hiểu về giống hoa ngọt ngào này. Và chị quyết định mua về để trồng thử. Thời gian đầu vì chưa có kinh nghiệm, chị Thủy chọn cách mua vài cây để vừa chăm sóc vừa học hỏi kinh nghiệm.

Chị Thủy chia sẻ: "Khi mua vài cây hồng về trồng thử nghiệm, vì không biết cách chăm nên mình thường tưới nước, bón phân theo chỉ dẫn của người bán. Lúc ấy, mình không biết hồng thường gặp các bệnh như đốm lá, trĩ, nấm... Mỗi bệnh lại có biểu hiện khác nhau nên mình bắt đầu quyết tâm tìm hiểu cách chăm hoa kỹ lưỡng hơn".

722375324180377589120537764188251300036608n-15760518883422137040337.jpg

Khu vườn trên sân thượng rực rỡ với đủ loại hồng.

7178056924198612749400441910895722392190976n-1-15760518882891839264169.jpg

Những gốc hồng được chăm bón bởi bàn tay khéo léo cùng tình yêu hoa của chị Thủy.

722256024385014434411686080961722997276672n-15760518883391587719329.jpg

Một góc hoa rực rỡ.

724605235361809571925868309223058611109888n-15760518883621839562487.jpg

Chị Thủy dành tình yêu đặc biệt cho hoa hồng.

7925418124248201509731124446741553225924608n-1576051888375735821258.jpg
729014477417353196742407542086279719026688n-15760518883672101994220.jpg
726890713741117668025321800089543295107072n-15760518883651494371137.jpg
7232033624342942399394056910509212833415168n-1576051888347246979949.jpg722408314050918268404857639748574695129088n-15760518883441409942745.jpg721963784377709001783976774630002504761344n-1576051888336127903523.jpg

Dù yêu hoa nhưng chị Thủy vẫn đặt yếu tố an toàn cho sức khỏe lên hàng đầu. Vì thế, khi tìm được hội những người trồng hoa hồng không dùng thuốc, chị Thủy tham gia và học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm hữu ích. Nhờ vậy, những cây hồng trên sân thượng của gia đình chị luôn nở hoa thật đẹp.

Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm trồng hồng không dùng thuốc, chị cũng biết thêm cách trộn giá thể, cách cắt tỉa cành, cách chăm bón cây hàng ngày.

Khi chủ động hơn trong việc chăm cây, chị Thủy tiếp tục tìm hiểu và mua thêm những giống hồng mà mình yêu thích.

Sân thượng hiện tại được chị dành khoảng 12m2 để trồng hồng. Ở khoảng diện tích ấy, chị khéo léo sắp xếp để đặt được khoảng 40 gốc với đủ loại cả nội lẫn ngoại.

718710861418265588322965185887851018190848n-1576051888305717567916.jpg
7185105514412327160419442870998389686796288n-15760518882941571908369.jpg
7184952013109981823576287731774712937709568n-15760518882901105329637.jpg
71745461516465602525783509064009530474496n-15760518882871261493725.jpg
721910823814579460701553285518847498518528n-15760518883261034838960.jpg720391084394034402610528756146398971297792n-1576051888322592003620.jpg7194363013254613009507998372170786496053248n-1576051888313823072068.jpg
7194301814765925224976673355280558178435072n-1576051888312726625405.jpg7189260323535447149613953719217970669420544n-157605188830798132504.jpg

Ngoài những kinh nghiệm học hỏi được từ những người có cùng sở thích, chị Thủy lưu ý thêm: "Trước khi mua cây, mình thường tìm hiểu độ lặp hoa, sai hoa, bền màu, thơm và quan trọng nhất là thích nghi được với khí hậu nắng nóng ở Sài Gòn."

Để có giá thể đầy đủ dinh dưỡng, chị Thủy chọn cách trộn đất tribat với trấu tươi, xơ dừa, phân trùn quế, đá perlite, phân Dynamic với tỉ lệ 50+5+29+20+4+1.

Mỗi ngày, chị Thủy thường dùng vòi phun, xịt mạnh trực tiếp vào cây. Cách làm này vừa giúp hạn chế tối đa được nhện, rệp, các bệnh thông thường của hoa hồng vừa tạo độ ẩm tốt cho cây.

Ngoài ra, để hạn chế hồng bị chết do nắng nóng và cháy cánh vì sân thượng có nắng từ 6h sáng đến 5h chiều, chị Thủy sử dụng lưới để che nắng hướng Tây giúp hồng chỉ nhận nắng hướng Đông và Đông Nam.

717389531151741388350303181993355062804480n-15760518882851254352938.jpg
717109237576564246827553678870047163416576n-1576051888283117847771.jpg
651377244436499531164238774130891623497728n-15760518882811152483234.jpg
613863604189670956074455407751476527235072n-1576051888279716705454.jpg

Về bón phân cho hoa hồng, chị Thủy cho biết: "Sau khi cắt tỉa bón Humic, 4 ngày sau mình bón nha đam. Nha đam được xử lý bằng cách bỏ vỏ, xay nhuyễn để 2 tiếng, 0.5kg pha với 4 lít nước + 4 muỗng Tricoderma tưới khoảng 30 gốc để kích mầm. Bốn ngày sau bón đạm (gà, cá, bò, dê tùy thích). Bốn ngày tiếp theo bón đỗ tương. Khi cây bật mầm có nhiều loại phân đạm để bón luân phiên khác nhau sẽ tốt hơn. Khi mầm có nụ, mình bón thêm kali bằng chuối ủ. Sau một tháng bón bổ sung trung vi lượng 1 lần. Lưu ý chia nhỏ ra bón".

Bên cạnh việc chăm sóc hoa, chị Thủy còn có khá nhiều kinh nghiệm về trị bệnh cho hồng giúp khu vườn luôn tươi tốt, sai bông. Khoảng sân thượng nhỏ của chị trở thành nơi thư giãn, cân bằng cảm xúc, mang lại nhiều niềm vui cho chị sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc bên ngoài trở về.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022