Khoảng sân thượng trong ngôi nhà phố của gia đình chị Nguyễn Tuyết có diện tích 70m², rộng rãi và vuông vắn để chị hào hứng bắt đầu "sự nghiệp" trồng cây. Ngay từ khi chuyển về nhà mới vào tháng 4/2019, vì yêu thích trồng trọt, mong muốn tạo không gian xanh cho gia đình nên chị bắt đầu trồng những cây đầu tiên.
"Nông trại" chăn nuôi chim cút và trồng đầy cây trái trên sân thượng 90m² của con trai làm để tặng mẹ ở Sài GònĐọc ngay
Ban đầu với mong muốn giúp không gian sống thêm trong lành, mọi thành viên được gần gũi với thiên nhiên nên chị Tuyết có thêm động lực trồng trọt.
Sau một thời gian, do chăm sóc tốt, cây sai trĩu quả, hàng xóm cứ tấm tắc khen nên hai vợ chồng chị càng ham, cùng hỗ trợ nhau để trồng đủ loại rau xanh, trái ngọt cho cả gia đình thưởng thức và chia sẻ cho hàng xóm.
Khoảng sân thượng rộng 70m² đủ để vợ chồng chị Tuyết bố trí hợp lý.
Góc vui chơi, ăn uống, chuyện trò yêu thích của hai vợ chồng.
Khu vườn là nơi được chị Tuyết trồng đủ loại cây và rau.
Thu hoạch trên sân thượng.
Cây táo sai quả.
Chị Tuyết trồng đa dạng cây ăn quả và rau củ.
Chị Tuyết cho biết: "Mình nhớ nhất là thời gian đầu, hai vợ chồng đi lựa từng cái chậu, bê từng bao đất lên sân thượng. Nhà mẹ mình ở Đà Lạt nên hai vợ chồng có dịp về thăm ông bà là chất thêm mấy bao đất thịt bazan rồi chở về thành phố. Khi mới bắt đầu trồng, cây cũng... rủ nhau ra đi nhiều lắm, rồi trồng hoài không thấy lớn, không ra trái..., mình nghĩ hay do mình mệnh Kim nên trồng cây nào chết cây đó.
Sau đó mình tham gia vào các hội trồng cây trên mạng để học hỏi các anh chị, xin thêm hạt giống, cây non, đi làm về hai vợ chồng chở nhau đi xin cây về rồi chăm sóc. Hình như ai yêu thích cây đều dễ thương hết. Ai có cây gì mới hay giống lạ đều nhân giống rồi chia sẻ cho mọi người có chung đam mê. Đến bây giờ mình vẫn giữ thói quen ươm giống đi tặng, san sẻ mầm non yêu thương".
Chồng chị Tuyết là KTS nên hỗ trợ vợ khá nhiều trong việc bố trí sân thượng và thiết kế khung giàn chắc chắn.
Dưa hấu chuẩn bị cho thu hoạch.
Góc trồng lựu.
Giàn nho siêng ra trái.
Thu hoạch hoa đậu biếc.
Mướp.
Tía tô.
Chị trồng xen kẽ các loại cây và hoa.
Sân thượng nhà chị Tuyết rộng 70m², nhờ có chồng làm kiến trúc sư nên khoảng diện tích này được bố trí hợp lý với khung kệ sắt chắc chắn để làm giàn nho, bầu, bí, mướp..., khay nhựa để trồng nhiều loại rau. Phần lớn diện tích được chị Tuyết dùng để trồng cây ăn trái như nho, ổi lê, ổi nữ hoàng, cóc Thái, táo ngọt, lựu, chanh, dưa hấu,... Phần còn lại là chỗ trồng rau ăn lá như cải ngọt, bí, bầu, mướp, mùng tơi, sả, hành, hẹ…
Ngoài ra còn có các loại rau thơm gồm húng quế, tía tô nhật, hành, hẹ,…Bên cạnh các loại cây trồng quanh năm, chị Tuyết còn trồng cây theo mùa, mùa nào thức nấy như dưa leo, cà tím, khổ hoa, dưa lê,…
Với những cây ngắn vụ như cải, xà lách và các loại dây leo, mỗi khi thu hoạch xong, chị Tuyết sẽ trải đất mỏng ra phơi nắng khoảng 2-3 ngày để diệt sâu bệnh, sau đó mua tiếp đất, xơ dừa, phân bò và trùn quế trộn vào trồng tiếp. Đặc biệt cây cải dễ bị rệp xanh bám mặt dưới lá, mình hay kiểm tra xịt nước trực tiếp vào và xịt thuốc trừ sâu tự chế.
Chị Tuyết chia sẻ: "Nhà mình hay uống cà phê nên dư rất nhiều bã, mình có thể bón bằng bã cà phê, bã trà trộn với đất hay rải bã cà phê quanh gốc để bổ sung dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh (đặc biệt là kiến). Dùng than đập dập rải quanh gốc cũng là cách tốt để trừ các loại sinh vật gây hại cho cây".
Lựu sai quả.
Su hào.
Nho.
Xà lách.
Xà lách.
Theo kinh nghiệm của chị Tuyết, mỗi loại cây đều có cách chăm sóc và tưới tiêu khác nhau nhưng cây nào cũng cần nắng để quang hợp và sẽ đỡ bị rầu, sâu rệp tấn công. Với cây ăn quả trồng sân thượng thì nên tỉa nhánh ngọn, giữ cây thấp vừa, phát tán cây theo hình nấm, không cho cây quá cao. Đối với ổi, khi đâm nhánh ra hoa, chị đếm từ bông lên 4 lá hai bên cắt ngang cho cây tập trung nuôi trái mà không phát triển lá thân nữa. Cây táo thì rạch nhẹ quanh thân và sau hai vụ trái chặt ngang thân chính, chỉ chừa khoảng 30-40cm từ gốc lên giúp cây ra nhánh mới sai trái và to hơn. Với cóc, lựu thì phát tán lá, tỉa bớt cành già và lưu.
Loại dây leo như dưa lê, dưa hấu phải ngắt đọt, bẻ bớt nhánh cho dây leo tỉa nhánh. Dưa leo, bầu, bí, mướp, khổ qua bắt buộc sáng sớm thụ phấn cho bông cái bằng cách bẻ hết cánh của hoa đực, chừa nhụy rồi úp vào hoa cái.
Với mướp, khi cây lên được khoảng 40cm thì chị Tuyết sẽ hạ dây xuống lấp đất cho bám rễ phụ thì cây sẽ hút dinh dưỡng và phát triển tốt hơn. Nếu cây rất tươi tốt nhưng không ra trái thì chị sẽ lấy miếng sành rạch nhẹ giữa thân cây thì cây sẽ sớm cho hoa trái. Khi cây đang ra hoa, chị Tuyết lưu ý tuyệt đối không bón phân và tưới nước nhiều (tưới vừa đủ một lần/ ngày, nắng nóng quá thì có thể tưới thêm lần nữa và chỉ tưới vào lúc sáng sớm hay chiều tối, không tưới khi trưa nắng nóng) sẽ dẫn đến hiện tượng rụng bông
Các loại rau ăn lá và rau gia vị được chị Tuyết trồng trong những khay nhỏ hình chữ nhật để tiện di chuyển vị trí theo nhu cầu hứng nắng của mỗi loài.
Rau quả bội thu.
Dưa lê, dưa lưới và dưa hấu trồng trong chậu tuy kích cỡ nhỏ nhưng độ ngọt thì không thua kém nhiều so với loại mua ngoài siêu thị. Tuy vậy, được ăn quả do chính tay mình trồng khiến cả gia đình chị đều cảm thấy an tâm và ngon miệng hơn. Dưa leo khi ra trái thì cần tưới nhiều nước để trái sẽ to và mọng, không bị đắng.
Trên sân thượng còn được chị Tuyết trồng nho. Nho là cây ưa nắng nên chị chọn vị trí có nhiều nắng nhất, thường xuyên cắt tỉa cành phụ và râu để dinh dưỡng tập trung nuôi cành. Hết mùa mưa, chị sẽ cắt cành để kích trái. Nhờ cách đơn giản này, gia đình chị được thu hoạch nhiều nho trên sân thượng.
Bí.
Cuối tuần là khoảng thời gian thú vị đối với vợ chồng chị Tuyết khi cả hai dành thời gian để thu hoạch rau trái, bón phân, cải tạo phơi phóng đất cũ, tỉa nhánh và bắt sâu, rệp... Cùng nhau chăm sóc cho khu vườn cũng là hoạt động được cả gia đình yêu thích, giúp các thành viên gắn bó với nhau hơn.
Nguồn ảnh: NVCC