Virus corona tạo ra cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu trong mọi lĩnh vực: sức khỏe, kinh tế, môi trường... Một nghiên cứu gần đây của tạp chí Y học tại New England cho thấy, virus này có thể tồn tại đến 3 ngày trên thép không gỉ và nhựa, lên đến 24 giờ trên bìa cứng, khoảng 4 giờ trên đồng. Như vậy, nguy cơ nhiễm bệnh cho con người khi tiếp xúc với bề mặt rất cao.
Các sản phẩm cảm biến loại bỏ nhu cầu tiếp xúc của người dùng với thiết bị.
Nhận định trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông Masahiko Hiramoto - Tổng giám đốc LIXIL Việt Nam, một trong những công ty thuộc tập đoàn số một thế giới về vật liệu xây dựng và thiết bị phòng tắm có trụ sở chính tại Nhật Bản chia sẻ, bên cạnh những vật liệu có khả năng kháng vi khuẩn, virus cao, cách tốt nhất để giảm lây nhiễm chéo là loại bỏ nhu cầu tiếp xúc. Trong trường hợp đó, các sản phẩm cảm biến là lựa chọn lý tưởng.
Theo ông, trên thực tế, nhu cầu về các sản phẩm không chạm như bàn cầu và vòi nước đang tăng mạnh. Bởi lẽ các kiến trúc sư, chủ sở hữu tòa nhà đang dần đề cao việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona bên trong công trình của họ. Bên cạnh đó, điều này cũng xuất phát từ yêu cầu của thị trường, do việc tiếp cận với sản phẩm cảm biến ở sân bay, khách sạn, các không gian công cộng khác.
Sản phẩm vòi rửa với các tính năng tự động lấy xà phòng, phun nước và sấy khô được đánh giá là một trong những lựa chọn tối ưu hiện nay. Ảnh: Sản phẩm chậu rửa Jetbowl "3 trong 1" của INAX.
Ông Hiramoto chia sẻ thêm, các công ty cũng rất quan tâm đến việc đảm bảo an toàn cho nhân viên, yếu tố đứng đầu danh sách là vệ sinh sạch sẽ. Bởi vậy, đã có những khách hàng của LIXIL yêu cầu thay thế các vòi rửa thông thường thành vòi cảm biến.
Theo đó, ông Hiramoto nhận định sự kết hợp giữa các sản phẩm cảm ứng trong phòng tắm, nhà bếp, cùng với cửa và thang máy cảm biến sẽ loại bỏ hoàn toàn tiếp xúc trực tiếp trong khu sinh hoạt chung của tòa nhà. "Việc loại bỏ hoàn toàn nhu cầu tiếp xúc bề mặt trong đời sống hằng ngày là hoàn toàn khả thi", ông nói.
Theo vị giám đốc này, công nghệ cảm biến, cửa tự động tới vòi cảm ứng, khiến nhu cầu tương tác vật lý biến mất. "Trong vòng 6 tháng qua, chúng tôi nhận thấy nhu cầu đối với các giải pháp không chạm thông qua công nghệ cảm biến tăng nhanh. Trong đó, nhu cầu đối với các sản phẩm tăng cường vệ sinh như bồn cầu Satis S của INAX là cao hơn cả", ông Hiramoto cho biết.
Mô tả về công nghệ cảm biến cho bàn cầu, lãnh đạo LIXIL Việt Nam cho biết, người tiêu dùng chỉ cần bước vào phòng tắm, nắp bồn cầu sẽ tự động nâng lên. Sau khi sử dụng, nó sẽ tự động xả nước và đóng lại, loại bỏ quá trình tiếp xúc tay trực tiếp để vận hành sản phẩm. Hơn thế, nhà vệ sinh tiên tiến này cũng giúp hạn chế nhu cầu sử dụng giấy vệ sinh nhờ các đầu vòi phun rửa và hong khô tự động.
Bàn cầu điện tử Satis S của INAX với các tính năng:tự động đóng mở nắp, lọc không khí và diệt vi khuẩn, vòi phun rửa trước sau.
Ngoài ra, sản phẩm này được áp dụng công nghệ sứ Aqua Ceramic chống bám bẩn, bám cặn cùng các công nghệ như men kháng khuẩn Hyperkilamic, diệt khuẩn lòng bầu Plasmacluster, lá chắn khí khử mùi hay ion làm sạch không khí... Điều này có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho con người đối với các loại virus bám dính, tồn tại được trên bề mặt.
Minh Phương