Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ đã xây dựng một ngôi nhà bằng tre và đất sét gần khu bảo tồn Mỹ Sơn vào năm 2011. Công trình dựa theo cấu trúc ngôi nhà truyền thống thế kỷ 17.

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-1.jpg?resize=640%2C462&ssl=1Ngôi nhà tre nằm ở Mỹ Sơn, Quảng Nam

Khung kết cấu bằng tre, tường đất sét và mái tranh giúp giữ cho nội thất mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đồng thời kết cấu phải vững để chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt ở khu vực miền trung.

Họa sĩ Hỷ cho biết, thiết kế của ngôi nhà rất phổ biến ở các gia đình giàu có ở phía bắc tỉnh Quảng Trị đến nam tỉnh Phú Yên. Một số ngôi nhà tương tự vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

“Tôi tìm thấy thiết kế của ngôi nhà từ một tài liệu cũ được viết bởi nhà nghiên cứu văn hóa người Pháp, Pierre Gourou. Tài liệu nói rằng ngôi nhà phổ biến ở các khu vực từ Quảng Bình (phía nam sông Giang) đến Phú Yên. Nhà được xây dựng bằng vật liệu có sẵn tại địa phương bởi các thợ thủ công lành nghề. Tre phải được ngâm trong nước trong nhiều năm để ngăn chặn mối mọt và sâu,” ông Hỷ giải thích.

Ông Hỷ cho biết mái nhà có hai lớp – lớp phủ dày bên ngoài và bên trong là đất sét và rơm rạ. Lớp đất sét giúp ngăn cháy và hỗ trợ thông gió.

“Các bức tường được làm bằng các thanh tre tương tự như cấu trúc thép hiện đại, trong khi vữa được làm bằng đất sét, rơm rạ và nước. Vữa được trát trên tường tre thẳng, các bức tường bên trong được gia cố bằng cột tre và dầm.”

Kỹ thuật xưa

Ông Nguyễn Trang, 83 tuổi, đến từ xã Điện Nam Đông, tỉnh Quảng Nam là một nghệ nhân hiếm hoi biết cách làm nhà tre.

“Tất cả chúng tôi đều quá già để làm công việc này. Nhưng chúng tôi vẫn có kỹ năng để xây dựng nhà từ các vật liệu địa phương bao gồm đất sét, rơm và tre. Nhà tre đã biến mất khởi đời sống nông thôn, chỉ còn tồn tại ở các địa điểm du lịch. Một ngôi nhà tre nhỏ tốn rất nhiều tre và công lao động. Xây một ngôi nhà tre rất khó bởi ít có thợ lành nghề và những cánh rừng tre cũng đang thu hẹp lại,” ông Trang nói.

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-2.jpg?resize=640%2C424&ssl=1Một cây cầu tre qua sông Thu Bồn

Ông Phạm Nhật Ánh, 68 tuổi, thợ thủ công ở xã Điện Nam cho biết ông có thể làm nhà tre, nhưng công việc chính của ông là làm ruộng.

“Thế hệ trẻ không có kỹ năng làm nhà tre truyền thống. Chúng tôi đã được học những kỹ thuật đó từ khi còn trẻ và vẫn có thể kiếm tiền từ nó được.” Ông Ánh nói.

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-9.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Một ngôi nhà tre ở bào tàng Quảng Nam. Ngôi nhà đã có hơn 100 năm tuổi

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-10.jpg?resize=640%2C1138&ssl=1Tre được phơi khô trước khi xây dựng

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-3.jpg?resize=640%2C360&ssl=1Tre kết hợp với sắp thép trong một ngôi nhà sinh thái ở làng Điện Nam Đông, Quảng Nam

Theo ông Hỷ, tre để xây nhà gồm 3 loại: Tre gỗ (Bambuseae), lồ o (Bambusa procera) và tre gai (Bambusa blumeana).

Tre gai cứng cáp nhất được sử dụng để xây dựng cấu trúc chính (cột và dầm), trong khi tre mềm hơn để dựng tường hoặc đồ nội thất. Nhựa Litsea glutinosa (cây rừng nhiệt đới họ nguyệt quế) được trộn với đất sét và rơm để cải thiện độ bám dính của vữa và làm cho tường không thấm nước.

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-8.jpg?resize=640%2C360&ssl=1Lớp học ở Cẩm Thanh

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-5.jpg?resize=640%2C360&ssl=1Cấu trúc nhà tre ở Hội An | Thiết kế của 1+1>2

kien-viet-nha-tre-luu-giu-ky-uc-xua-6.jpg?resize=640%2C360&ssl=1Nhà tre sinh thái | Thiết kế của 1+1>2

Ông Hỷ muốn khuyến khích các KTS trẻ sử dụng nhiều tre hơn trong các thiết kế hiện đại. Bởi tre là biểu tượng đặc biệt của văn hóa Việt Nam.

Theo vietnamnews

BD: HN | kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022