n1-15621190732741999076464.jpg
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Bình (45 tuổi), kinh doanh dịch vụ vận tải đang sống trên mảnh đất 400 m2 ở phường Thới An (quận 12, TP HCM). Trong đó anh chị xây nhà trên diện tích 200 m2, phần còn lại làm vườn và chăn nuôi.
n2-15621190732791647610575.jpg
Trước khi xây, vợ chồng chị đã bàn với kiến trúc sư làm sân thượng có khả năng chịu lực như một tầng bình thường và tính toán hợp lý khâu chống thấm, thoát nước. 'Hồi đó sống ở chung cư tôi đã trồng rau trong những chậu nhỏ, được cọng rau nào là dồn hết cho con ăn dặm. Lúc đó chỉ mơ ước đến một ngôi nhà có vườn rộng', chị Bình bộc bạch.
n3-15621190732821503010942.jpg
Tích cóp bao năm cuối cùng vợ chồng chị cũng mua được mảnh đất mơ ước. Ngay khi về đây năm 2016 chị đã tiến hành trồng trọt trên khu vườn khoảng 200 m2.
n4-15621190732851965111136.jpg
Ưu điểm lớn nhất là trồng rau trên mái rất ít sâu bọ, chị không phải dùng tới các loại hoá chất, cây đủ nắng phát triển nhanh hơn dưới đất.
n5-15621190732881911931820.jpg
Từ lúc chưa xây nhà chị Bình đã đọc kỹ các bài viết trong các hội trồng rau sân thượng để học hỏi kinh nghiệm. Sau này bắt tay vào thực tế, chị thấy việc làm 'nông dân thành phố' không quá khó khăn. Song diện tích lớn nên cần nhiều đất, mỗi lúc vận chuyển đất hay các chậu xi măng rất vất vả.
n6-15621190732911796668874.jpg
'Trồng xong một góc vườn, nhìn lại thật không nghĩ mình làm được. Đúng là có đam mê mọi việc ắt sẽ thành công', chị nói. Trên vườn của chị hiện có một góc trồng hoa hồng, một góc trồng rau và các loại cây ăn quả.
n7-1562119073293523252576.jpg
Chị Bình trồng rau theo mùa và rau gia vị đáp ứng thoải mái nhu cầu gia đình và đôi khi biếu người thân quen.
n8-1562119073296115502490.jpg
Diên tích lớn nên chị trồng nhiều cây ăn quả. Hai năm năm gia đình thường xuyên được ăn táo, ổi, roi, sung, đu đủ, dưa lưới, nho...
n9-15621190732991656148262.jpg
Cũng vì khu vườn rộng mà năm 2018 có cơn bão to, khiến lá cây, cành cây bị quật nát tan và lấp hết các cống thoát nước. Mưa to khiến nước tràn vào nhà từ tầng 3 xuống các tầng còn lại. 'Cả đêm hôm đấy cả nhà mất ngủ vì phải dọn dẹp và khơi nước', chị Bình kể.
n10-15621190733011725924684.jpg
Sau lần 'nhớ đời' ấy, ngày nào chị cũng ngày 2 lần dọn lá cây rụng, đặc biệt ở khu vực 4 ống thoát nước. 'Mưa to thì dù dọn sạch lá cũng không tránh khỏi được đường ống bị bít. Giờ cứ thấy mưa lớn là vợ chồng phải lên kiểm tra', chị nói.
n11-1562119073304272355873.jpg
Dù vậy khu vườn mang lại những giá trị lớn lao với gia đình chị, đó không chỉ là hết nỗi lo về rau, quả không sạch, mà trên hết là niềm vui mỗi lúc được chăm cây và thu hoạch.
n12-15621190733061145189677.jpg
'Sáng sớm dậy lên vườn bắt sâu, dọn lá khô úa, sau đó hái vài quả chanh, táo, dưa chuột, khi quả mướp, cuối cùng chọn vài bông hồng xuống cắm bình. Nhìn chiếc rổ nan nhỏ xinh chứa những vật phẩm mình làm ra, trong lòng dâng trào hạnh phúc', chị bộc bạch.
n13-15621190733092028517032.jpg
Để cây năng suất, bí quyết lớn nhất của chị là chú trọng khâu trộn đất. Chị thường trộn đất sạch với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, nấm Tricoderma, tưới phân định kỳ, chủ yếu là dùng bã đậu, phế phẩm từ cá hoặc phân gà ủ mục. Nếu trước đây, mỗi ngày chị phải dành ra 2 giờ để tưới thì hiện tại chỉ mất 30 phút nhờ hệ thống tưới tự động.

Theo Phan Dương

Ngôi Sao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022