Câu chuyện đập bỏ hoa vào giờ chót, đã gây chú ý mạnh với nhiều người trẻ và cả khách du lịch...
Nguyên nhân do bị hét giá
Bạn đọc NGUYEN HOAI TRAN (Cần Thơ) bình luận: “Nhìn những hình ảnh "đập bỏ hoa" các loại mà đau xót cho những người trồng hoa nếu chính họ đem ra chợ bán. Phần lớn người bán hoa là thương lái nên họ đã bán giá cao ngay từ đầu để bù lỗ cho phần hủy bỏ giờ chót nếu có. Ai mua hao giờ chót. Chỉ những người nghèo, chỉ có tiền mua hoa giá rẻ chớ họ không bỏ thời gian để chờ mua hoa hay xin xỏ đâu. Người mua hoa hay không mua hoa có ai cấm mà khi bán ế trách hờn người mua".
83280492_240832543571875_540381111461609472_n_zkor.jpg
Bạn đọc có nickname Thợ may (TP.HCM) thì cho rằng: "Mấy người bán hoa chăm chăm kiểu ăn xổi ở thì, có nghĩ tại sao có nhiều người phải đợi tới sát ngày 30 mới mua hoa không. Tui công nhân làm tăng ca mờ mắt còng lưng dành dụm tiết kiệm triệt để cho ngày tết nhứt, vậy mà đi mua hoa thì bị các ông các bà hét giá trời ơi đất hỡi....".
img_3817_xqra.jpg

Một số tiểu thương khác cắt bỏ cành, chỉ giữ lại gốc hoa hồng mang về trồng lại

Phạm Hữu

"Thợ may" bình luận thêm: “Cùng cảnh người lao động nghèo với nhau mà không thông cảm cho nhau giờ các ông các bà còn trách ai. Người có tiền không nhiều, người lao động nghèo như tui mới nhiều, nên suy nghĩ của tui cũng là suy nghĩ của số đông đó”.
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn hữu Lợi (TP.HCM) phân tích nếu từ đầu người bán hoa tết nói đúng giá, vừa phải, thì thuận mua vừa bán và sẽ bán được nhiều. Tại họ "hét" giá trên trời nên mới có cảnh ế ẩm, cuối cùng phải đập bỏ! Đó là hệ lụy của lòng tham mà thôi.
Còn bạn đọc Hiếu (TP.HCM) chua xót nói, chưa nói đến việc người mua hoa thế nào, các bạn trồng hoa, kiếm tiền từ hoa mà vùi dập như vậy có thấy đi ngược lại với tâm nghề không”.

“Năm nay mình không mua hoa, nhưng năm ngoái ở công viên Gia Định, 8 giờ tối công viên lấy lại mặt bằng, người bán hoa bày luôn ra ngoài đường Hoàng Minh Giám. Mọi người vẫn mua rất đông, vẫn có rất nhiều chậu hoa được bán, có thể giá rẻ hơn so với bình thường khá nhiều, nhưng mình nhận thấy những người mang ý nghĩ đợi người ta bỏ đi nhặt, hay trả giá 5000 cho 1 chậu hoa chỉ là thiểu số, biết rằng các bạn bức xúc, nhưng thật sự mong các bạn tìm 1 cách nào đó thích hợp hơn, đừng trút giận lên hoa như vậy”, bạn đọc Hiếu bày tỏ cảm nghĩ.

Tránh lập lại cảnh này

Một ý kiến khác từ bạn đọc Ngọc Thành (Cần Thơ) Thuận mua vừa bán thế thôi, đồ của họ, họ đập hay bán rẻ, thậm chí cho không là quyền của họ. Nhưng với tư tưởng bán buôn chụp giựt, cay cú thế này thì cái mà họ nhận lại chỉ là cái nhìn ác cảm thôi.
img_3712_iamb.jpg

Cảnh bán hoa hoa ngày 30 tháng chạp ở Công viên 23.9

Phạm Hữu

Còn dat Huynh (TP.HCM): “Không ủng hộ những người canh sát giờ xin hoa nhưng cũng đề nghị mấy người bán hoa bán đúng giá ngay từ khi khai mạc. Công sức bỏ ra trồng hay mua đi bán lại thì ai cũng muốn có lãi là chuyện không bàn cãi nhưng đồng tiền bỏ ra mua hoa thì cũng phải đắn đo vì đó cũng là công sức lao động của người mua, người bán nên thay đổi phương thức định giá và niêm yết giá rõ ràng để người tiêu dùng lựa chọn, tránh lặp lại cảnh này”.
Tuy nhiên, trong phần bình luận đập bỏ hoa chiều 30 tết của bạn đọc dat Huynh, bạn đọc tâm (Đà Nẵng) lại phản biện: “Nói như bạn thì nói làm gì, bạn có dám chắc người mua họ ý thức được giá trị đó không. Hay thành thói quen chờ hết ngày mua cho rẻ, còn về hoa cảnh, tôi nói thật chả ai dám quy định ra 1 mức giá nào gọi là giá sàn cả. Giá cả tuỳ vào cảm nhận và mức độ bạn hiểu biết đến đâu, tôi chưa thấy ở VN có ai đủ đẳng cấp để định được giá sàn những sản phẩm này cả”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022