Trong suy nghĩ của chị Hoàng Bích Thủy (34 tuổi, ở Hà Nội), Tết là dịp để cả nhà sum họp, dành những lời chúc, yêu thương cho nhau. Và Tết phải có ý nghĩa với con trẻ. Chị rất muốn dạy cho con hiểu về ý nghĩa của các phong tục ngày Tết, để các bé lưu giữ, phát triển truyền thống của gia đình, quê hương đất nước mình. Vì vậy, dịp Tết nào chị cũng cố gắng làm cho các con 1 điều gì đó, để các bé có trải nghiệm, có sự hiểu biết đúng và thích thú với ngày Tết.

Năm nay các con của chị đã lớn hơn, đã có thể giúp mẹ rất nhiều việc để chuẩn bị cho Tết. Tuy nhiên, 2 bạn nhỏ nhà chị luôn miệng hỏi mẹ các câu hỏi liên quan đến ngày Tết như Tết là gì hả mẹ? Giao thừa là gì? Tất niên là gì?... Để giải thích cho các con, mẹ đảm nghĩ rằng mình có thể in lại thành sách. Mới đây, chị đã tổng hợp lại 5 điều căn bản nhất của các hoạt động trong ngày Tết để các phụ huynh có thể tham khảo khi con có "1001 câu hỏi về Tết".

photo-11-16738187228191125645463.jpg

Chị Hoàng Bích Thủy thường tìm những hoạt động ngày Tết để gia đình thực hiện cùng nhau.

Ý nghĩa của các phong tục ngày Tết

1. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa ngày Tết ngoài ý nghĩa đón tài lộc thì một ngôi nhà sạch sẽ, thơm tho ngăn nắp, sẽ khiến các thành viên gia đình tự tin hơn khi đón khách tới chơi nhà. Con nhỏ sẽ làm việc nhỏ như: dọn dẹp đồ chơi, gấp quần áo gọn gàng, lau dọn phòng, thay bộ chăn ga gối mà con yêu thích nhất... Mỗi lần dọn dẹp nhà cửa đón Tết, gia đình chị Bích Thủy đều rất vui vì cả nhà cùng dọn với nhau, cùng háo hức hi vọng sẽ có thật nhiều niềm vui trong năm mới!

3254124818666495945764845165152888781666430n-1673764022034116495537-16738187524711788940574.jpg32546219714623340245984666673080436343211349n-1673764036152923319662-1673818752471226155142.jpg
32563313515694726868485961720616957756351835n-1673764055616614608529-16738187524711338154121.jpg32568537665158547676476195114779805329126n-1673764070552761268421-1673818752472125420538.jpg

Theo chị Thủy, dọn dẹp nhà cửa là 1 việc cần làm trong dịp Tết. Bởi điều đó mang lại không gian sống trong lành cũng như mang điều mới mẻ của năm mới đến cho gia đình.

2. Các món ăn ngày Tết

Mỗi món ăn đặc trưng ngày Tết đều có ý nghĩa riêng. Nếu được, bố mẹ hãy cho các con trải nghiệm gói bánh chưng, không chỉ tượng trưng cho mặt đất, mà còn có ý nghĩa biết ơn thể hiện lòng thành của con cháu với tổ tiên. Bạn nhỏ nhà chị Thủy đọc đánh vần câu chuyện Sự tích bánh Chưng bánh dày trước khi đi rửa lá dong và cùng cả nhà gói bánh.. Ngoài ra, các bé nhà chị đều được mẹ cho làm mứt Tết, thịt kho, thịt đông, nem rán... Các con cảm thấy rất thú vị và ý nghĩa.

photo-7-16738187062361390629173.jpgphoto-5-1673818695675328431232.jpg
photo-4-16738186900051222550915.jpgphoto-3-16738186851711558161066.jpg

Nấu những món truyền thống ngày Tết cũng là 1 cách để cho ngày này trở nên thú vị hơn.

3. Tiễn ông Công ông Táo - phong tục ngày Tết cổ truyền

Theo quan niệm dân gian, Táo quân là những vị thần theo dõi và ghi chép lại những việc tốt, chưa tốt của gia đình. Sau đó, sẽ báo cáo lại với Thiên đình để khen thưởng. Nên hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình sẽ làm lễ long trọng để tiễn Táo quân, mong thần bếp sẽ phù hộ cho gia đình nhiều may mắn. Chị Thủy dạy con ý nghĩa của mâm cơm cúng ông Táo, nghe xong, con chị bảo: "Ôi, sao giống cán bộ lớp con thế ạ? Báo cáo với cô giáo các bạn đã làm những gì mẹ ạ!".

photo-2-16738186813241445144054.jpg

Mâm cơm cúng ông Táo của gia đình nhà chị Thủy.

4. Bữa cơm Tất niên

Là bữa cơm cúng cuối năm, con cháu kể lại những việc đã làm được trong năm cũ và những kế hoạch dự định cho năm mới với ông bà tổ tiên. Mong ông bà phù hộ những kế hoạch dự định sẽ suôn sẻ và gặp nhiều may mắn trong năm mới. Là ngày mọi thành viên trong gia đình sum họp tạm biệt năm cũ đón chào năm mới. "Lần nào cúng cơm Tất niên, 2 bạn nhà mình cũng khấn rõ tên - tuổi - con bố mẹ nào - học lớp nào, trường nào - học kì này được học sinh gì, và năm mới mong ông bà tổ tiên phù hộ cho may mắn học giỏi" - mẹ đảm chia sẻ.

32572585410422218138363467166370933567545906n-1673764849305801362175-1673818752473560954037.jpg

5. Dạy con chúc Tết và phong tục nhận lì xì

Chị Thủy cho hay: "Mình hay nói với con khi dọn nhà hoặc trước lúc đi ngủ. Chúc Tết thể hiện sự kính yêu của con cháu với ông bà, người lớn trong gia đình. Để chuẩn bị cho việc chúc Tết, các con nên ướm hỏi mọi người trước, xem dự định năm mới, những mong cầu của từng người để chúc cho phù hợp. Bà nội thì muốn khoẻ mạnh, sống vui khoẻ - con sẽ chúc "Con chúc bà sức khoẻ, vui vẻ ạ!". Bố mẹ thích nhiều tiền thì chúc "Con chúc bố mẹ phát tài phát lộc ạ!". Cô hay chị thích xinh đẹp thì chúc "Em chúc chị luôn xinh đẹp ạ!"… Cũng tuỳ người để chúc, con trẻ chỉ cần chúc đơn giản, nhưng có ý nghĩa và đúng với mong cầu của người được chúc sẽ ý nghĩa hơn là câu chúc chung chung.

Nhận lì xì quan trọng nhất là ý nghĩa cầu an, đem may mắn, điều tốt lành cho cả người nhận và người trao lì xì. Khi nhận bao lì xì, các con nhận bằng 2 tay, cảm ơn và không được bóc lì xì ngay trước mặt người trao, không được nói lời so sánh số tiền trong bao lì xì... Việc nhỏ tế nhị, nhưng nếu không dạy con ngay từ nhỏ, sẽ rất khó nói sau này".

3256102668815341795617383653697019280230647n-1673764855195418865788-16738187524731951797320.jpg32572510216452515292552221039322081669819270n-1673764868648581999034-1673818752474410262294.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022