Ning Bạch sinh ra ở Giang Tây, Trung Quốc vào năm 1968 (có tin đồn cho là năm 1965). Năm 1978, anh được đề cử đến "mô hình giáo dục thiên tài" đặc biệt cho các thanh thiếu niên có tài năng vượt trội. Những sinh viên theo học lớp này sẽ được đào tạo sớm hơn so với bạn bè cùng trang lứa tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở tỉnh An Huy.

Thần đồng thích sống ẩn dật

Thành tích của Ninh Bạch có thể kể đến như: ghi nhớ hơn 30 bài thơ của các vĩ nhân khi mới 2 tuổi rưỡi, đếm đến 100 khi mới 3 tuổi, học được hơn 400 ký tự tiếng Trung khi mới 4 tuổi, đi học từ năm 5 tuổi và bắt đầu học y học cổ truyền Trung Quốc từ năm 6 tuổi... Anh là một thần đồng sử dụng thuốc thảo dược, bậc thầy chơi cờ vây, đọc "Thủy hử" năm 8 tuổi, và làm thơ khi lên 9.

Cùng với 20 "thần đồng khác, Ninh Bạch bắt đầu sự nghiệp học tập tại lớp giáo dục đặc biệt. Tên tuổi của anh nhanh chóng nổi tiếng khắp Trung Quốc. Thậm chí có người còn ca ngợi anh là "Thần đồng số 1 Trung Quốc". Mỗi ngày anh đều nhận được lời mời phỏng vấn.

Tuy nhiên, các thiên tài đều có những tính cách đặc biệt. Ninh Bạch không thích kiểu sống quá phô trương như vậy. Một năm sau, anh bày tỏ nguyện vọng muốn đổi lớp học, tuy nhiên mong muốn này đã bị từ chối.

photo-2-17147571186271805717191.jpeg

Ninh Bạch (bên trái) đặc biệt thích chơi cờ vây. Ảnh: Sohu

Có thông tin cho rằng vào thời điểm đó, điểm số của Ninh Bạch không có gì nổi trội. Tuy nhiên, tính cách của anh có phần lập dị. Một số bạn cùng lớp kể lại rằng anh không quá thông minh. Tất cả những gì Ninh Bạch giỏi là học thuộc. Đối mặt với những tin đồn này, anh không hề phản bác hay thừa nhận.

Ninh Bạch cũng bày tỏ mình không thích phô trương quá mức, thường xuyên cảm thấy áp lực bởi sự nổi tiếng: "Tại sao tôi không thể là một người bình thường? Tôi thực sự hối hận khi tham gia lớp học dành cho thanh thiếu niên năng khiếu."

Dù không được học những gì mình thực sự thích nhưng Ninh Bạch vẫn hoàn thành chương trình học. Sau khi tốt nghiệp, anh ở lại trường giảng dạy và trở thành giảng viên trẻ nhất Trung Quốc ở thời điểm đó.

Bỏ tất cả để... đi tu

Không lâu sau, anh đăng ký học thạc sĩ nhưng liên tiếp bỏ thi. Theo Ning Bạch, anh muốn chứng minh rằng mình có thể thành công mà không cần tấm bằng thạc sĩ. Đổi lại, mọi người nghi ngờ khả năng của anh.

Bạn cùng lớp của Ninh Bạch từng nói rằng anh đã phạm sai lầm khi tham gia kỳ thi sau đại học. "Khi bước vào phòng thi, anh ấy đã nắm chắc phần thắng, bởi vì với trí thông minh của Ninh Bạch, những bài kiểm tra đó không phải vấn đề. Đáng tiếc anh vẫn không vượt qua được rào cản tâm lý. Thời điểm đó Ninh Bạch thiếu tự tin và dũng khí, nên đã đưa quyết định sai lầm. Thật đáng tiếc".

Mặc dù làm giảng viên vật lý ở trường nhưng Ninh Bạch vẫn không có hứng thú với bộ mon này. Thay vào đó, anh dành thời gian nghiên cứu triết học, cờ vây và tôn giáo. Sau đó, dưới sự giới thiệu của một người bạn cùng lớp, anh kết hôn. Nhưng hai người có mâu thuẫn về nhiều mặt, đặc biệt là quan niệm giáo dục con cái. Ninh Bạch vì không thể tìm ra tiếng nói chung nên đã bỏ nhà đi.

photo-1-1714757117357702802628.jpg

Hình ảnh hiếm hoi của Ninh Bạch. Ảnh: Yahoo

Năm 2002, Ninh Bạch đi tu nhưng bị bạn bè và gia đình ngăn cản. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, anh nghỉ việc và đến Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Qyoocs để trở thành một nhà sư. Kể từ đó, anh gần như "biến mất" trước truyền thông. Năm 2005, anh ly hôn.

Năm 2011, bạn bè của Ninh Bạch tiết lộ anh đã trở thành giảng viên của Học viện Phật giáo. Anh vẫn như trước, không muốn xuất hiện ở chỗ đông người. Nói về lý do đi tu, Ninh Bạch cho biết anh học Phật giáo để hiểu mình hơn. Anh đã dành ít nhất 6 năm để tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề của cá nhân.

Vào tháng 3 năm 2018, Ninh Bạch trở lại cuộc sống thế tục và trở thành cố vấn tâm lý. Anh đã mất hơn 20 năm để thoát khỏi cái bóng "thần đồng" và cuối cùng cũng tìm được lối sống phù hợp với mình. Dù vinh quang không còn nhưng anh được sống theo cách mình muốn.

Theo Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022