Chán học là tình trạng xảy ra ở nhiều đứa trẻ, hầu như ở bất cứ độ tuổi nào. Tình trạng này không chỉ khỉ khiến kết quả học tập của trẻ giảm sút mà lâu dài có thể tạo thành thói lười học, lười tiếp thu. Tình trạng chán học của trẻ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể do tác động bên ngoài, cũng có thể do những thay đổi về tâm sinh lý.

Cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu chán học của con. Phát hiện càng sớm thì càng nhanh ngăn chặn và khắc phục tình trạng này tốt hơn.

1. Dành thời gian sử dụng điện thoại ngày càng nhiều

Trong thời đại ngày nay, điện thoại di động là công cụ hữu ích trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta làm việc, học tập, tra cứu thông tin và giải trí dễ dàng. Bên cạnh những lợi ích mà điện thoại mang đến thì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực, nhất là đối với trẻ nhỏ như: Ảnh hưởng đến thị lực, nghiện game, chểnh mảng việc học,… Vì thế, nhiều phụ huynh cấm đoán con dùng điện thoại gây nên mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái.

Trẻ nghiện điện thoại sẽ không còn sự tập trung khi giải quyết việc khác. Chẳng hạn như khi làm bài, trẻ sẽ làm thật nhanh, mặc kệ kết quả đúng hay sai để sớm được dùng điện thoại. Hay khi cha mẹ giao việc nhà, trẻ cũng làm qua quýt để tiếp tục chơi game. Đây chính là biểu hiện của việc chán học.

photo-1-16598618792481590722373.jpg

Biểu hiện của việc chán học là nghiện sử dụng điện thoại. (Ảnh minh họa)

Có một giải pháp giúp cha mẹ khắc phục tình trạng chán học, nghiện điện thoại của con là lập ra những quy định. Nghĩa là con hoàn toàn có thể chơi game, lướt web, dùng mạng xã hội nhưng phải tuân thủ theo thời gian cho phép. Ngoài ra, trẻ phải đảm bảo học tập nghiêm túc, không làm qua loa cho xong. Nếu trẻ vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật. Cách làm này tránh được những xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Lợi ích lớn nhất đem lại là giúp trẻ có trách nhiệm hơn với việc học tập.

Với cách này, trẻ cũng sẽ có động lực hoàn thành việc học, việc nhà và đạt tỷ lệ thành công cao, khiến cha mẹ hài lòng hơn. So với mệnh lệnh nghiêm khắc, trẻ cảm thấy những quy định mang tính thống nhất cao hơn, được chính trẻ hoàn toàn nhất trí. Nhờ đó, trẻ có quyết tâm hoàn thành những kế hoạch mình đặt ra.

2. Luôn không làm bài tập về nhà hoặc nộp bài trễ

Nếu cha mẹ thấy con thường không làm bài tập về nhà hoặc nộp bài trễ, bị giáo viên phê bình thì đây chính là biểu hiện của việc chán học. Những đứa trẻ này không cảm thấy hứng học tập, coi làm bài tập giống như việc đày ải bản thân.

photo-1-16598618845741294338821.jpeg

Biểu hiện chán học của trẻ có thể là không làm bài tập về nhà. (Ảnh minh họa)

Nếu trẻ không có kế hoạch sử dụng thời gian học bài một cách hiệu quả, hãy lên lịch cho trẻ. Chẳng hạn đặt ra các mục tiêu nho nhỏ như: Học thuộc 10 từ mới tiếng Anh mỗi ngày, làm hết đề cương Toán trong tuần hay hoàn thành bài tập làm văn cô giao trước 9 giờ tối. Hãy đặt ra kế hoạch và thời gian thực hiện rõ ràng để trẻ có trách nhiệm thực hiện. Bên cạnh đó, hãy chú ý giám sát, nhắc nhở giúp trẻ hình thành thói quen lập kế hoạch.

Còn nếu trẻ lười học, lười làm bài tập do chưa hiểu rõ kiến thức trên lớp thì cha mẹ cần có biện pháp khác. Hãy nhắc nhở trẻ tập trung nghe giảng, nghe thêm bài dạy củng cố trên mạng hoặc mời gia sư về kèm. Hãy cố gắng khắc phục lỗ hổng kiến thức càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu sẽ khiến trẻ loay hoay, chật vật trong mớ kiến thức hỗn đỗn. Và khi không theo kịp các bạn, trẻ càng trở nên chán nản, buông xuôi.

3. Hay phàn nàn về giáo viên với cha mẹ

Trẻ em dễ bị chi phối bởi cảm xúc, khi đó sẽ đưa ra những lời nói và hành vi không khách quan. Chẳng hạn khi trẻ thích môn học nào đó, trẻ sẽ rất quý giáo viên dạy bộ môn đó. Ngược lại, nếu không thích môn học đó, trẻ sẽ ghét lây sang cả giáo viên.

Vì thế, khi thấy con phàn nàn về phương pháp giảng dạy của giáo viên nào đó, cha mẹ không nên bênh vực con ngay. Hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ vấn đề để nắm tình hình toàn diện. Rất có thể trong trường hợp này, trẻ nói không đúng sự thật. Mỗi giáo viên đều có những quan điểm và phương pháp giáo dục riêng, cha mẹ nên trao đổi với giáo viên nhiều hơn. Tuy nhiên, hãy âm thầm quan sát và thực hiện, tránh bộc lộ cảm xúc trước mặt con.

Ngoài ra, cha mẹ hãy là người ở giữa nhằm giúp trẻ giữ bình tĩnh, ổn định cảm xúc. Hãy nói với trẻ rằng mỗi người đều có suy nghĩ và quan điểm khác nhau. Vì thế, chúng ta cần kiểm soát cảm xúc để làm việc cùng nhau tốt hơn. Hãy dạy trẻ biết dung hòa, khuyến khích trẻ giao tiếp với giáo viên nhiều hơn để cải thiện mối quan hệ.

photo-2-16598618850921973262855.jpeg

Khi thấy con hay phàn nàn về giáo viên, cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân lập tức và hướng dẫn con cách cải thiện mối quan hệ. (Ảnh minh họa)

4. Thường xuyên tụ tập với những đứa trẻ không thích học

Nếu con của bạn thích giao lưu với những đứa trẻ không thích học thì con dần sẽ có xu hướng đó. Trẻ yêu việc học sẽ giao lưu với những người bạn tích cực, chăm chỉ. Ngược lại, trẻ có dấu hiệu chểnh mảng học tập thường làm quen với những đứa trẻ chưa ngoan. Khi đó, trẻ có thể không làm bài tập về nhà, không tập trung nghe giảng, trốn học,… Những đứa trẻ đó có thể lập hội nhóm, trở thành bạn thân, vô tình lây tính xấu cho nhau.

Tuy nhiên, không có nghĩa là con bạn không được giao lưu với những học sinh kém. Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trong tình huống này, cha mẹ nên bình tĩnh. Hãy khuyến khích trẻ học điểm mạnh và tránh điểm yếu của bạn. Ngoài ra, hãy nhắc trẻ giúp bạn cùng tiến bộ trong học tập. Cha mẹ cần dạy trẻ biết phân biệt đúng - sai, nhìn nhận sự việc khách quan. Không nên mù quáng cấm đoán bởi có thể khiến trẻ trở nên nổi loạn.

https://afamily.vn/nhung-dau-hieu-cho-thay-tre-dang-chan-hoc-cha-me-can-tinh-y-chan-chinh-kip-thoi-de-cang-lau-cang-hoi-han-ve-sau-2022080617031995.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022