Ngành Marketing thuộc top lấy điểm chuẩn cao nhất
Năm nay, trường Đại học Thương mại có mức điểm chuẩn học bạ dao động từ 27 đến 29 điểm. Hai ngành lấy mức điểm cao nhất là "Marketing" (chuyên ngành Marketing thương mại) và "Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng". Ngành Thương mại Điện tử (chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử) lấy điểm đầu vào là 28,5 điểm và ngành Marketing (Marketing số) là 27,38 điểm.
Đối với trường Đại học Mở Hà Nội, trường sẽ nhận tất cả Học sinh Giỏi (PT4) có mức điểm chuẩn là 28,7 cho ngành Marketing và 27,5 cho ngành Quản trị Kinh doanh.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức điểm chuẩn trúng tuyển của phương thức xét học bạ là 18 điểm và điểm xét theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM là 600 điểm cho tất cả các ngành.
Ngoài ra, Hội đồng tuyển sinh trình độ đại học chính quy trường Đại học Tài chính - Marketing cũng thông báo mức điểm trúng tuyển. Điểm xét tuyển được tính bằng cách cộng tổng điểm trung bình theo tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Theo đó, để đậu vào ngành Marketing và Kinh doanh Quốc tế chương trình chuẩn của trường, thí sinh cần đạt 29 điểm. Ngành Quản trị Kinh doanh chương trình chuẩn yêu cầu thí sinh đạt 27,8 điểm.
Nhìn chung, điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển sớm ngành Marketing của các trường Đại học năm nay nằm ở mức cao, đặc biệt là trường Đại học Ngoại thương lấy mức điểm chuẩn học bạ cao nhất 29 điểm.
Ảnh minh họa từ Internet
Lý giải sức hút của ngành Marketing
Ngành Marketing đã và đang thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích, lựa chọn. Ở hầu hết các nhóm trường Đại học, Cao đẳng đào tạo khối ngành kinh tế đều có khoa Marketing với nhiều chuyên ngành khác nhau. Sự thú vị của ngành Marketing chính là tính ứng dụng cao. Những kiến thức học được ngoài việc áp dụng vào công việc kinh doanh thì bạn vẫn có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội.
Ảnh minh họa từ Internet
3 yếu tố dưới đây giúp cho độ “hot” của ngành Marketing chưa bao giờ hạ nhiệt:
Môi trường năng động, sáng tạo: Hiện nay có 2 môi trường làm việc khá phổ biến để bạn lựa chọn phù hợp với mong muốn, mục tiêu và tính cách của mình chính là Client và Agency.
- Ở môi trường Client, bạn sẽ được rèn luyện tất cả kĩ năng từ việc lên nội dung ý tưởng, xây dựng kế hoạch thực hiện đến quản lý, giảm sát và theo dõi, đánh giá hiệu quả của từng chiến dịch nhất định. Đây là cơ hội để bạn tiếp xúc với khách hàng, các đơn vị đối tác, báo chí, agency… giúp bạn nâng cao chuyên môn, mở mang kiến thức và cải thiện độ nhạy bén của mình.
- Ngược lại khi làm việc tại Agency, bạn chỉ làm một công việc nhất định nhưng cho các đối tượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ưu điểm của môi trường này là giờ giấc linh hoạt và thoải mái, tính chất công việc đa dạng lĩnh vực và khuyến khích sự sáng tạo không ngừng. Nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức về vấn đề “cạn ý tưởng” và yêu cầu bạn phải luôn tạo ra sự mới mẻ để thu hút và mang lại hiệu quả công việc.
Thu nhập cao và hấp dẫn: Marketing là phòng ban trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra doanh thu cho công ty nên có mức lương ổn định và đi kèm với mức tiền thưởng hấp dẫn. Sinh viên ngành Marketing mới ra trường sẽ có lương khởi điểm cao hơn các ngành nghề khác. Với đặc thù của nghề thì mức lương của “marketer” cũng được xác định bằng yếu tố kinh nghiệm. Với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm lâu năm như Trưởng phòng, Giám đốc… thì mức lương dao động từ 30 - 40 triệu đồng/ tháng.
Cơ hội việc làm lớn: Nhu cầu nhân sự về ngành Marketing cao nhiều vì hầu hết các công ty đều có bộ phận Marketing và quyết định mua hàng của một người được tác động rất nhiều thông qua quảng cáo và những thông điệp truyền tải. Chỉ cần một click tìm kiếm trên Google cụm từ “tìm việc làm marketing” bạn sẽ nhìn thấy rõ được cơ hội việc làm của ngành này lớn đến mức nào. Trên các website tìm việc có đến 40% tin tuyển dụng về lĩnh vực Marketing với đa dạng các vị trí ứng tuyển. Các doanh nghiệp cũng không ngừng tìm kiếm những nhân tài để mang lại hiệu quả trong việc kinh doanh.
Tổng hợp