Bậc làm cha làm mẹ, ai cũng hy vọng con mình có lợi thế vượt trội về chỉ số thông minh IQ. Trẻ có chỉ số thông minh cao, trong nhiều trường hợp có thể dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

Linh Linh và chồng đều là giảng viên đại học tại Trung Quốc. Công việc của họ vô cùng bận rộn. Sau khi kết hôn được 3 năm họ vẫn chưa có tin vui. Thấy tuổi tác ngày càng cao, Linh Linh cũng bắt đầu lo lắng về việc sinh nở của mình.

Dù lo lắng nhưng hai vợ chồng luôn đặc biệt coi trọng việc sinh con khỏe mạnh và giáo dục tốt, bởi vì với tư cách là giáo viên, họ hiểu rõ sự ảnh hưởng của chỉ số thông minh IQ đối với sự phát triển tương lai của trẻ như thế nào.

Xét đến việc các bậc phụ huynh ngày nay rất "chạy đua" trong việc giáo dục con cái, Linh Linh và chồng cũng không phải ngoại lệ, họ nghĩ rằng thay vì chờ đến khi đứa trẻ sinh ra rồi mới bắt đầu "chạy đua", thì không bằng lên kế hoạch sớm, để con cái có thể "thắng ngay từ trong bụng mẹ", chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.

photo-3-17142118944921351709781.jpg

Ảnh minh họa

Trong quá trình tìm hiểu những tài liệu về sinh sản, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã thu hút sự chú ý của Linh Linh. Đó là nghiên cứu về mối quan hệ giữa tháng sinh và chỉ số thông minh của trẻ.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã dành bảy năm để theo dõi một nhóm trẻ sơ sinh. Trong suốt bảy năm, các nhà nghiên cứu thông qua việc so sánh, phân tích đã phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị:

Trẻ em sinh vào tháng 10, tháng 11, tháng 12, trong các bài kiểm tra về trí tuệ sẽ có hiệu suất cao hơn so với những đứa trẻ sinh vào các tháng khác . Nói cách khác, nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra hiện tượng "tháng thông minh" ở trẻ sơ sinh.

Tháng mà trẻ được sinh ra lại có liên quan đến mức độ thông minh của trẻ? Cô vội vàng tiếp tục đọc và phát hiện ra rằng trẻ sinh trong "tháng thông minh" thường sẽ có IQ cao hơn so với những đứa trẻ khác. Điều này được giải thích như sau:

- Thời điểm phát triển vận động của trẻ sơ sinh

Một trong những lý do có liên quan đến quá trình vận động của trẻ. Trẻ sinh trong ba tháng 10 - 11 - 12 thường vào mùa đông, lúc này trẻ sẽ thường được cha mẹ mặc quần áo dày để giữ ấm cơ thể. Khi mùa đông qua đi thì đến mùa xuân, trẻ không cần phải bọc trong quần áo dày nữa. Lúc này, trẻ mặc đồ nhẹ nhàng hơn, thời tiết cũng ấm áp hơn, điều này rất có lợi cho việc vận động của trẻ như là lật người, ngồi, bò... Mà trẻ vận động nhiều có thể tạo ra sự phát triển tốt cho não bộ, do đó trẻ sẽ trở nên thông minh hơn.

- Tình trạng của người mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ

Trẻ em sinh vào tháng 10-12 thường thông minh hơn, điều này cũng có liên quan đến tình trạng của người mẹ khi mang thai. Các bà mẹ sinh con trong ba tháng này, đầu thai kỳ thường bắt đầu từ tháng 1-3 cùng năm trong khoảng thời gian mùa xuân ấm áp. Không nóng bức như mùa hè, mà cũng không lạnh giá như mùa đông, các bà mẹ sẽ giữ được tâm trạng thoái mái vào mùa xuân, mà độ thoải mái của người mẹ mang thai có liên quan mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Bởi lẽ, ba tháng đầu là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển não bộ và các cơ quan khác của thai nhi.

photo-2-1714211893582536360602.jpg

Ảnh minh họa

Đọc đến đây, có thể một số bà mẹ sẽ bắt đầu lo lắng, con mình không sinh vào "tháng thông minh" mà nghiên cứu của Harvard chỉ ra, phải chăng sẽ ảnh hưởng đến IQ của con?

Thực tế, chỉ số thông minh của trẻ cũng là "ba phần định mệnh, bảy phần nỗ lực". Sau khi trẻ sinh ra, việc giáo dục và hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ cũng quan trọng không kém. Não bộ của trẻ từ giai đoạn thai nhi đến khi là em bé, đều phát triển nhanh chóng, sự can thiệp của cha mẹ đối với chỉ số thông minh của trẻ trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn. Vậy thì, làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ thông minh? Cha mẹ thông minh thường sẽ làm như thế này.

Cuốn sách Hướng Dẫn Mở Khóa Bộ Não Trẻ Em chỉ ra rằng, mặc dù yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, nhưng sự nuôi dưỡng và giáo dục sau sinh chiếm vị trí quan trọng hơn (khoảng 70%). Vì vậy, ngay cả khi con bạn không phải sinh vào "tháng thông minh", cũng không cần quá lo lắng. Bởi như đã nói, so với di truyền, sự nuôi dưỡng sau sinh đóng vai trò cực quan trọng.

Do đó, nếu cha mẹ muốn nuôi dạy một đứa trẻ thông minh, họ cần phải làm tốt những việc sau.

1. Kích thích khả năng ngôn ngữ ở trẻ

Khi trẻ được sinh ra, những bậc phụ huynh có "tầm nhìn xa" sẽ nói chuyện nhiều hơn với con cái. Dù giai đoạn này trẻ sơ sinh chưa thể nói, nhưng bộ não của chúng có thể nhận thức được những kích thích âm thanh từ thế giới bên ngoài.

Nếu cha mẹ hoặc các thành viên gia đình có thể nói chuyện và tương tác nhiều hơn với trẻ, thì não bộ của chúng càng nhận được nhiều kích thích có lợi từ bên ngoài, não bộ trẻ cũng sẽ phát triển nhiều hơn.

2. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều thứ khác nhau

Trong giai đoạn sơ sinh, khi thời tiết phù hợp, cha mẹ cũng cần phải đưa trẻ ra ngoài để chúng cảm nhận được ánh sáng tự nhiên, nghe được những âm thanh từ thiên nhiên như tiếng chim hót, tiếng gà kêu...

Những điều này đều rất có lợi cho sự phát triển bộ não của trẻ. Trẻ tiếp xúc với càng nhiều điều mới lạ, càng có thể kích thích các tế bào thần kinh trong não và làm cho trẻ trở nên thông minh và nhanh nhẹn hơn.

photo-1-1714211892656896441440.jpg

Ảnh minh họa

3. Đừng ngăn cản hành động của trẻ

Não bộ của trẻ em phát triển rất nhanh trong thời thơ ấu. Và một số bậc phụ huynh không muốn trẻ hoạt động thể chất bởi lo lắng trẻ bị tổn thương. Trên thực tế, trẻ sẽ nhận biết thế giới thông qua xúc giác và vị giác. Nếu cha mẹ ngăn cản hành động sẽ cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Hoạt động thể chất thực sự giúp kích thích sự phát triển của não bộ, mặc dù trẻ có thể bị ngã, bị va đập trong quá trình khám phá mọi thứ xung quanh. Nhưng chúng ta nên để trẻ thử, đừng ngăn trẻ khám phá những điều an toàn xung quanh. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này sẽ có trí thông minh và có khả năng sáng tạo vượt trội.

Theo Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022