Năm 2021, cả xã hội xôn xao vì nhiều thí sinh đạt 28 - 29 điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn trượt đại học. Năm nay, vẫn là câu chuyện điểm cao chót vót cũng không thể đỗ nguyện vọng mong muốn xảy ra ở một phương thức xét tuyển khác đó là điểm dựa vào kết quả học tập bậc THPT, hay còn gọi là điểm chuẩn học bạ.

Một số ngành học của trường ĐH Ngoại thương năm nay lấy điểm chuẩn học bạ trên 30. Trường này chỉ xét học bạ với ba nhóm thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên.

PGS.TS Phạm Thu Hương, PhóHhiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương cho biết: "Khi các bạn có giải các bạn được cộng điểm, giải nhất cộng 2 điểm, nhì 1 điểm. Chính vì thế khi cộng điểm thấy 30 nhưng thực tế kết quả học tập không phải 30 điểm".

photo-1-16585412070381811236404.png

8 ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao lấy điểm chuẩn học bạ trên 29 điểm, cá biệt có ngành lên tới 32,18 điểm. Năm nay, danh sách các trường có điểm chuẩn học bạ đạt ngưỡng 30 điểm đã nhiều lên. Cùng với sự tăng mạnh điểm đầu vào của phương thức này ở hầu hết các ngành học cũng tăng từ 5-7 điểm.

Chuyên gia giáo dục nhìn nhận, việc đánh giá, cho điểm học sinh tại nhiều trường THPT không còn chuẩn mực, làm giảm độ tin cậy của nguồn tuyển này. Một số trường Đại học năm nay đưa thêm nhiều tiêu chí sàng lọc khi xét tuyển học bạ chứ không dựa hoàn toàn vào điểm số.

Nhiều học sinh cho biết, xét tuyển bằng học bạ cho đỡ áp lực nhưng khi có điểm chuẩn lại càng lo lắng vì điểm cao ngoài dự đoán. Thời điểm này, các em chỉ còn trông chờ và hi vọng cơ hội đỗ đạt ở điểm thi tốt nghiệp, dự kiến sẽ được công bố vào 24/7..

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022