Nickle LaMoreaux, Giám đốc nhân sự của IBM là người đã có kinh nghiệm tuyển dụng hàng nghìn ứng cử viên kể từ khi trở thành thành viên của "gã khổng lồ công nghệ" IBM từ hơn 20 năm trước. Cô nhận xét, dường như không có khái niệm nào được gọi là "buổi phỏng vấn hoàn hảo" bởi mỗi ứng cử viên sẽ tự xây dựng cho mình một ấn tượng riêng trong mắt nhà tuyển dụng.

nlamoreauxatdesk1-web-1658508892845460884508.jpg

Chân dung Nickle LaMoreaux

Tuy nhiên, giám đốc nhân sự của IBM nhớ lại một ứng cử viên đã khiến cô vô cùng ấn tượng. Lý do không phải vì người đó đã thể hiện xuất sắc bản thân mà nhờ vào việc ứng cử viên ấy đã thể hiện những hành động hết sức đơn giản. Chẳng hạn như ngoài việc gửi một email cảm ơn sau vòng phỏng vấn và sau khi trúng tuyển, anh ta còn không quên cập nhật tình hình về tiến độ công việc cũng như sự tiến bộ của bản thân.

LaMoreaux đã phỏng vấn ứng viên ấy ngay trước khi IBM công bố báo cáo thu nhập hàng năm. Sau khi phỏng vấn anh ta, hội đồng tuyển dụng vẫn đang xem xét thêm một số ứng viên khác. Nhưng vài giờ sau khi báo cáo của IBM được công khai, anh ta đã gửi một email làm "thay đổi cục diện" về sự cân nhắc của họ.

"Anh ấy đã gửi cho tôi một ghi chú phác thảo bốn điểm chính về IBM từ báo cáo thông qua góc nhìn của người ngoài cuộc. Ứng cử viên này đã ghi lại những kinh nghiệm trong quá khứ mà anh ta nhận thấy sẽ phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng và còn đặt thêm câu hỏi về các công nghệ khác nhau mà chúng tôi đang sản xuất. Tôi đã bị ấn tượng ngay lập tức", LaMoreaux chia sẻ. 

Và như một điều hiển nhiên, anh ấy đã trúng tuyển.

mau-don-xin-viec-lam-chuan-va-hay-nhat-e1548770233247-1658509224454199617361.jpg

Ảnh minh họa

Dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng, Nickle LaMoreaux cho hay các ứng cử viên không cần thiết phải học cách đọc báo cáo thu nhập khi ứng tuyển vào một công việc, nhưng các bạn hoàn toàn có thể tăng cơ hội tuyển dụng bằng cách chủ động và gửi những sáng kiến cho người quản lý tuyển dụng sau buổi phỏng vấn.

Nó thậm chí có tác động hơn khi bạn có thể kết nối mẫu công việc của mình với một dự án mà công ty đang thực hiện hoặc một mục tiêu cụ thể mà người quản lý tuyển dụng đã đề cập.

"Không có gì bằng khi xem một sáng kiến gắn với thực tế, cho dù đó là một bản trình bày chi tiết mà bạn tập hợp lại trong một cuộc họp hay một liên kết đến portfolio trực tuyến của bản thân. Đó là bằng chứng quan trọng có thể chứng minh bạn là người phù hợp nhất với công việc", cô nói.

Ảnh minh họa

Một cách khác để tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ trong cuộc phỏng vấn: Hỏi xem công ty đang hướng tới mục tiêu cốt lõi nào và các nhà quản lý đang làm việc ra sao để cải thiện một số khía cạnh hạn chế của doanh nghiệp.

“Tôi thích nhận được những câu hỏi đi sâu vào công việc của công ty. Ví dụ, một ứng viên đã từng hỏi tôi, 'Bạn nói rằng IBM coi trọng sự minh bạch và đa dạng, bạn có thể cho tôi một ví dụ về cách công ty đang làm việc để đạt được những mục tiêu đó không?", LaMoreaux nói.

Ngoài ra, việc đặt những câu hỏi một cách chu đáo và thể hiện sự chủ động, sáng tạo... chứng tỏ rằng bạn đã "thực sự tham gia" vào cuộc phỏng vấn và hào hứng với vị trí công việc này. Nó giúp bạn tiến thêm một bước nữa để chinh phục được công việc.

* Theo Make it

https://kenh14.vn/quan-ly-nhan-su-tham-nien-hon-21-nam-bat-mi-cach-tot-nhat-de-gay-an-tuong-tuc-thi-voi-nha-tuyen-dung-20220722101352994.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022