photo-1-1660256904388945396346.jpeg

Trẻ nổi loạn có thể do môi trường sống.

Sự bướng bỉnh bất chấp

Không phải lúc nào cũng dễ dàng đánh giá liệu một đứa trẻ có thể thực sự được coi là nổi loạn hay không. Hơn nữa, có thể cha mẹ sẽ không thể hiểu rằng, tại sao một số trẻ nổi loạn, trong khi những trẻ khác (thậm chí từ cùng một gia đình) thì không.

Trước hết, phụ huynh cần hiểu thế nào là trẻ nổi loạn. Nói một cách đơn giản, trẻ nổi loạn thường xuyên cố tình chống đối hoặc bất chấp để làm trái ý cha mẹ. Việc trẻ em thỉnh thoảng chống lại quyền lực của cha mẹ hoặc người khác là điều hoàn toàn bình thường. Điều này đặc biệt đúng khi chúng đang trải qua tuổi vị thành niên - giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất và cảm xúc.

Những thay đổi trong cuộc sống gây ra căng thẳng trong mỗi người. Đây là lý do tại sao một số cha mẹ và trẻ cảm thấy khó hòa hợp. Trong khi cha mẹ thường cố gắng làm chậm quá trình chuyển đổi, thanh thiếu niên lại muốn tăng tốc.

Trẻ vị thành niên nổi loạn từ chối hiểu các giá trị của cha mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số hành vi không vâng lời không có nghĩa rằng, trẻ là kẻ nổi loạn. Chỉ một số ít trẻ có mức độ bướng bỉnh nghiêm trọng ở tuổi vị thành niên. Trong khi đó, một số trẻ cố nổi loạn hết lần này đến lần khác, bất chấp những nỗ lực của cha mẹ. Một nguyên nhân chính dẫn đến hành vi nổi loạn là do môi trường gia đình của trẻ.

Ví dụ, nếu cha mẹ nghiện rượu, sử dụng ma túy hoặc bạo lực, cách nhìn của trẻ về cuộc sống có thể bị xoay chuyển. Ngay cả trong những gia đình tương đối bình thường, một đứa trẻ có thể khó chịu và dễ nổi loạn nếu chúng cảm thấy không được cha mẹ quan tâm.

Làm thế nào để đối phó với một đứa trẻ nổi loạn là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ “đau đầu”. Các chuyên gia đã chỉ ra một số phương pháp để thực hiện điều này:

photo-1-16602569102741445037547.jpeg

Việc trẻ thi thoảng có hành động bướng bỉnh là điều bình thường.

1. Xác định các quy tắc và ranh giới

Các ranh giới sẽ cho trẻ không gian phát triển, nhưng cũng bảo vệ chúng khỏi bị tổn hại. Tuy nhiên, trẻ em không nên sống trong một môi trường gò bó, khắt khe đến mức không thể phát triển sự tự tin.

Nếu cha mẹ đảm bảo rằng, trẻ có đủ quyền tự do lựa chọn, trong khi các giới hạn được xác định rõ ràng, chắc chắn, hầu hết thiếu niên sẽ ít nổi loạn hơn. Bên cạnh đó, việc thực thi quy tắc một cách nhất quán (như tuân thủ giờ giới nghiêm đã định) cũng quan trọng không kém. Bởi, trẻ có thể bực bội khi có những quy tắc thay đổi liên tục, trong khi hậu quả phụ thuộc vào tâm trạng của cha mẹ.

2. Làm gương

Mọi người đều biết câu nói: Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Cha mẹ cũng nên thực hiện điều tương tự với con mình. Nếu yêu cầu được tôn trọng, hãy cho trẻ thấy rằng, cha mẹ cũng tôn trọng con.

Cũng giống như người lớn, bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể có một ngày nghỉ ngơi, bất kể chúng ngoan hay nổi loạn. Cậu bé 15 tuổi có thể đã có một ngày khó khăn ở trường, hoặc cảm thấy quá tải và cần một chút thời gian nghỉ ngơi. Khi đó, cha mẹ hãy chắc chắn về những gì mình muốn con làm. Song, đừng quên đưa ra những hướng dẫn và ý kiến một cách đầy yêu thương và thấu hiểu.

3. Trao cho trẻ sự độc lập

Dù khó khăn đến mức nào, các cha mẹ cần phải phá bỏ thói quen luôn giám sát, khi đứa con mới lớn mong muốn có nhiều sự độc lập hơn. Một đứa trẻ phải có khả năng phát triển hợp lý với tư cách là cá nhân. Một số thiếu niên bắt đầu suy nghĩ và hành động như người lớn từ khá sớm.

Tuy nhiên, tự do cũng mang lại trách nhiệm. Vì vậy, phụ huynh nên để con mình trải qua những hậu quả tự nhiên của lựa chọn và hành động. Không phải lúc nào trẻ em cũng cần được cha mẹ làm hộ mọi việc. Nếu không, phụ huynh đang cướp đi của trẻ những bài học cuộc sống quý giá mà chúng cần học.

Trong trường hợp trẻ muốn làm điều gì đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, cha mẹ cần có trách nhiệm nói “Không”. Phụ huynh có thể giải thích lý do đằng sau câu trả lời của mình. Tuy nhiên, hãy giữ một thái độ bình tĩnh và hợp lý.

4. Chống lại sự thôi thúc phản ứng thái quá

Việc đối phó với trẻ thiếu kinh nghiệm - người thường không nhìn thấy bức tranh toàn cảnh mà chỉ tập trung vào những gì chúng nhìn và cảm thấy ngay lúc đó, có thể khiến cha mẹ rất khó chịu. Phụ huynh có thể dễ đưa ra phản ứng thái quá. Tuy nhiên, hãy lùi lại một phút để bình tĩnh.

Phụ huynh hãy bình tĩnh giải thích chính xác lý do tại sao hành vi của trẻ là sai. Đồng thời, nêu ra phương án để trẻ có thể tránh mắc sai lầm trong tương lai. Hãy hiểu rằng, trẻ không phải là người xấu. Thực chất, chỉ có hành vi đó xấu.

Động viên và khen ngợi có tác dụng lâu dài trong việc hàn gắn mối quan hệ cha mẹ - con đang lung lay. Ngoài ra, cách làm này cũng tạo cho đứa trẻ nổi loạn sự thúc đẩy để đi đúng hướng mà chúng cần.

5. Không từ bỏ

Hãy yên tâm rằng, cha mẹ không phải là người duy nhất đối phó với sự nổi loạn ở trẻ. Hãy kiên nhẫn duy trì sự nhất quán ở tất cả các điểm trên. Sớm hay muộn, trẻ cũng sẽ tỉnh táo lại và nhận ra rằng, mình đã đi sai hướng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022