Bố mẹ xuất sắc, con bình thường

‏Một người phụ nữ ở Bắc Kinh, Trung Quốc từng chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con cái gây chú ý trên mạng xã hội đất nước tỷ dân. Trong video đăng tải, người phụ nữ cho biết cô và chồng đều là sinh viên ưu tú của ĐH top đầu Trung Quốc, sở hữu bằng thạc sĩ danh giá. Sau khi tốt nghiệp, cả hai đều có được hộ khẩu Bắc Kinh thông qua chính sách chiêu mộ nhân tài. Chất lượng giáo dục tốt tại các trường học Bắc Kinh là niềm mơ ước của rất nhiều phụ huynh muốn con theo học.‏

‏Chồng cô rất quan tâm đến việc học của con nên đã dạy kèm từ khi trẻ còn nhỏ, đặt ra yêu cầu với việc học rất khắt khe. Cặp đôi phân công việc nhà để thay phiên nhau kèm cặp con kỹ càng, không lơ là một ngày nào.‏

photo-3-17003944914341739048742.png

‏‏Nhưng dường như con của cặp vợ chồng thạc sĩ này không có hứng thú với việc học, thường tỏ ra chán nản và còn nổi loạn cãi nhau với bố mẹ. Chứng kiến kết quả học tập của đứa trẻ ngày càng đi xuống, năm sau kém hơn năm trước, thậm chí xếp cuối lớp. người bố thậm chí còn tức giận đến mức lên cơn đau tim. ‏

‏Con trai không thể thi đỗ trường cấp 3 trọng điểm nên giờ đây cặp vợ chồng đã từ bỏ hy vọng con sẽ xuất sắc như bố mẹ năm xưa. Họ chỉ mong con sống bình yên tốt nghiệp, khỏe mạnh và hạnh phúc là bố mẹ yên lòng. Tuy vậy người mẹ vẫn không giấu được sự mệt mỏi và bất lực trước tình cảnh này.‏

Cha mẹ càng thúc ép, con cái càng không có động lực

‏Nhiều cư dân mạng sau khi xem video này cũng bày tỏ sự đồng cảm vì họ từng chứng kiến những câu chuyện tương tự khi các bậc phụ huynh xuất sắc còn con cái lại rất bình thường. Có người nói rằng giáo sư khoa tiếng Trung của trường ĐH họ dạy kèm con học đến 11h đêm nhưng thành tích của con vẫn càng ngày càng thụt lùi. Cũng có người than phiền mình điểm số đứng đầu kỳ thi tuyển sinh ĐH môn toán nhưng con lại có điểm kém nhất lớp, mất công dạy dỗ sát sao của cô.‏

‏Trên thực tế, con không thể có thành tích vượt trội như cha mẹ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó một nguyên do phổ biến mà nhiều phụ huynh và cư dân mạng đồng tình dưới bài đăng của người mẹ Bắc Kinh đó là việc cha mẹ đã đặt kỳ vọng quá cao vào con mình, dẫn đến gây áp lực lên con cái khi đặt ra cho con họ mục tiêu cao hơn bạn đồng trang lứa.

‏Họ nghiêm khắc và chú ý đến từng điểm số của con, dành thời gian dạy kèm để nâng cao kết quả học tập thay vì khơi dậy sự tò mò và tính ham học hỏi trong trẻ. Khi một đứa trẻ cảm thấy mục tiêu của cha mẹ quá cao tầm với, dù cố gắng thế nào cũng không thể giống cha mẹ thì chúng sẽ dễ sinh ra tâm lý chán nản, từ bỏ.‏

photo-2-1700394489810550639280.png

‏Một chuyên gia giáo dục Trung Quốc từng nhận định trên truyền hình rằng việc học cũng giống như việc kéo một chiếc xe, vốn là nhiệm vụ của chính đứa trẻ. Nhưng cha mẹ lại cho rằng trẻ chậm chạp và cố gắng thúc ép từ phía sau để giúp con đi nhanh hơn. Bề ngoài giống như trẻ đã tăng tốc nhưng cũng là lúc chúng dễ mất đi sự tự chủ, trải nghiệm và niềm vui, chỉ còn lại phải đi nhanh không ngừng một cách quá sức.‏

‏Lee Yoo-nam, chuyên gia giáo dục Hàn Quốc, từng chia sẻ về việc dạy con sai lầm của mình. Để con có thể đỗ các trường danh tiếng, cô giám sát con chặt chẽ từ khi chúng con nhỏ. Lee Yoo-nam lên lịch trình chi tiết 1 ngày cho những đứa trẻ, bao gồm thời gian thức dậy, ăn uống, học tập, những lớp luyện thi, các cuốn sách phải đọc và bài tập cần làm.‏

‏Hai đứa trẻ như những cỗ máy học mỗi ngày, ban đầu điểm số rất tốt nhưng càng về sau càng bày tỏ sự chán ghét việc học. Cả 2 người con của Lee Yoo-nam sau đó đều bỏ học vào năm cuối trung học, anh trai nghiện game và mắc chứng rối loạn xã hội nghiêm trọng, em gái mắc bệnh tâm lý chỉ chốt mình trong phòng.‏

photo-1-17003944873181196575295.png

‏Cha mẹ hy vọng con mình "hóa rồng hóa phượng" là điều dễ hiểu, nhưng hãy nhớ rằng việc quá thiếu kiên nhẫn và mù quáng theo đuổi thành công nhanh chóng chỉ có thể phản tác dụng. Thay vì giám sát con quá kỹ càng, hãy khơi dậy tính tự giác, chỉ đưa ra lời khuyên, giúp đỡ khi trẻ cần. Đồng thời chính cha mẹ có thể làm gương và không ngừng khích lệ con, trau dồi và hoàn thiện bản thân về mọi mặt bên cạnh việc học.

Theo Toutiao

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022