Nghề nào cũng có thể học hành bài bản, mỗi nghề làm cha mẹ là không. Không trường lớp, giáo trình từng bước cụ thể, không thầy cô nào dạy cả. Chỉ là kinh nghiệm người đi trước truyền lại người đi sau. Chị Hoàng Bích Thủy (34 tuổi, sống tại Hà Nội) hiện có 2 bé gái, một bé lớp 6 và một bé lớp 2 chia sẻ phần lớn các bậc cha mẹ đều phải tự dò dẫm từng tí một. Những cảm xúc hồi hộp, lo lắng, băn khoăn đan xen trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con.

Sau 12 năm, chị Thủy muốn chia sẻ những kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân của mình, hy vọng sẽ giúp ích được phần nào cho các mẹ đã đang và sẽ phải trải qua những giai đoạn của "làm nghề mẹ". Chị Thủy coi đây là một quá trình đơn giản như các công việc khác, cần những kiến thức, kỹ năng, thái độ, kỹ năng xử lý vấn đề...

1. Chăm sóc

Mình chăm con tự nhiên nhưng có định hướng! Tự nhiên theo khả năng từng độ tuổi của con, sau đó định hướng phát triển cho con để con tiến bộ. Các giai đoạn chủ yếu như: từ 0 - 6 tháng tuổi; 6 tháng - 1 tuổi; 1 - 3 tuổi; tuổi dậy thì... đều sẽ có những sự phát triển riêng, những đặc điểm để bố mẹ lưu ý riêng. Mình đọc và tìm hiểu về tâm sinh lý theo độ tuổi của con mình: thân thể phát triển ra sao; khả năng con làm được những việc gì; nhu cầu riêng của con. Rồi từ đó áp dụng vào thực tế. Trong quá trình áp dụng không nên nóng vội, nên kiên trì và chỉnh sửa cho tới khi phù hợp với con.

29955772952571697643324011943249057270905800n-16774666996162036649652-1677468699372-16774686997191905406127-16775538804341771967138.jpg29978188152571697376657376141261229046757538n-1677466750177625893723-1677468702209-1677468702275585707497-16775538804341879798469.jpg

Làm việc nhà vừa là học vừa là rèn kỹ năng

Con từ 0 - 6 tuổi rất hay bị ốm vặt, do thay đổi thời tiết và môi trường. Mình coi đó là chuyện hết sức bình thường, để bản thân không bị stress, ảnh hưởng sang việc chăm sóc con. Con ốm nhà nào cũng sốt ruột, nhưng thường sốt ruột chỉ làm mình cuống hơn.

Mình để con ăn theo nhu cầu nhưng không kén ăn. Thực phẩm nào, những loại gia vị nào, món ăn kèm nào... con mình cũng có thể ăn được hết. Chỉ có cách chế biến khẩu vị thì mỗi nhà, mỗi nơi, mỗi cửa hàng quán ăn là khác nhau. Hợp cái gì thì ăn nhiều cái đó, không hợp thì ăn ít. Còn lại đều có thể ăn được hết!

2. Giáo dục

Bé thì mình tập trung rèn kỹ năng tự phục vụ như: tự ăn, tự chơi, tự dọn đồ chơi, tự đi vệ sinh, tự... tất cả những việc trong khả năng độ tuổi của các con. Những việc khó hơn, mình giảng giải, dạy con cách làm trước, rồi hướng dẫn con từng bước một, cho tới khi con làm thành thạo thì thôi.

Đi học, mình dạy con cách lên kế hoạch cho việc học của chính mình. Từ việc mua đồ dùng học tập, mua những gì, mất bao lâu... cũng được dự trù trước. Nếu không có đồ muốn mua thì thay bằng đồ nào. Đầu năm học, lên kế hoạch cho năm học mới: nhìn lại những gì đã xảy ra trong năm học cũ, ưu nhược điểm có những gì, để phát huy cũng như khắc phục trong năm học sau. Các con rất hào hứng, và cảm thấy sẵn sàng học tốt hơn khi làm bản kế hoạch này!

Thầy cô giáo: mỗi năm con sẽ học tập với một số thầy cô khác nhau. Qua lời con kể và qua việc họp phụ huynh, cũng như thỉnh thoảng trao đổi với các thầy cô, mình nhận định được phần nào về tính cách, và cách làm việc của thầy cô. Thường mình sẽ luôn ủng hộ và hỗ trợ các thầy cô hết mức! Ví dụ cô chủ nhiệm của chị lớn nhà mình chuyên dạy toán - thì thường cô sẽ có khả năng tư duy logic cũng như cách làm việc dứt khoát có khoa học. Mình luôn nhắc nhở con phải học điểm mạnh của cô. Học tập làm việc hay nói chuyện với cô, nên nói rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn và tập trung vào vấn đề cần nói, không lan man. Với mỗi cô giáo theo lời con kể, thì mình đều tư vấn cho con cách giao tiếp, lẫn cách học làm sao cho hiệu quả theo phương pháp và cách dạy riêng của từng thầy cô.

photo-6-16775538752221996887316.jpgphoto-5-16775538687231765038222.jpg
photo-4-16775538617541561042629.jpgphoto-3-1677553856066386485659.jpg

Sách là nguồn kiến thức vô tận giúp mình phát triển mỗi ngày

Các mối quan hệ bạn bè, mình luôn hướng con vui vẻ chan hòa với các bạn, không nhất thiết bạn nào cũng phải hòa hợp. Nhưng luôn giữ thái độ vui vẻ, cởi mở. Vì mỗi người xung quanh, đều giúp con học hỏi được những bài học giá trị khó có sách vở nào dạy được.

Một điều cũng khá quan trọng, đó là kỹ năng bảo vệ bản thân, hay có thể giúp đỡ bạn bè người xung quanh khi bị thương tích. Mình dặn con luôn biết cách quan sát xung quanh, biết giữ khoảng cách với những bạn to cao khỏe hơn mình. Vì chẳng may bạn đang chơi đá bóng mà va vào mình là... xong con ong rồi!!! Khi các bạn khác bị chảy máu cam, xước tay thì có thể giúp đỡ bạn sơ cứu đơn giản.

3. Sở thích, sở trường

Mỗi bạn sẽ có khả năng riêng, hứng thú riêng trong mỗi lĩnh vực. Mình khuyến khích con học thử nhiều môn, rồi cảm nhận xem môn nào mình thích nhất. Sau đó, mình đưa ra những khó khăn trong quá trình con theo học, con ướm thử xem mình có nỗ lực để vượt qua được không. Việc này rất cần thiết, nó vừa cho con hiểu rõ hơn về môn đó, vừa là để chuẩn bị tinh thần cho con trước. Tới khi gặp phải, thay vì bỏ dở giữa chừng, con sẽ tìm cách khắc phục để vượt qua.

Chị lớn nhà mình thích múa, mình cho con học thử, sau đó về có nói với con: học múa người dẻo dai, mềm mại, âm nhạc sẽ giúp con vui vẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu muốn người dẻo múa đẹp, phải tập uốn, xoạc... kỹ thuật sẽ hơi đau và khó chịu mất 2-3 ngày thôi. Biết xoạc uốn rồi sẽ không còn đau nữa. Con có chịu được không?

3339005639504110227923005969680270027321012n-1677468254112960205274-1677468718393-16774687184621985550428-16775538804361707346013.jpg3286229929785659133096055500536832240518454n-16774682594961021074204-1677468720396-1677468720555833981300-16775538804351641811781.jpg

Hai em bé nhà chị Thủy

Bố mẹ thử xem! Các bạn ấy được tự do lựa chọn, được tôn trọng theo sở thích, được chuẩn bị trước về tâm lý tinh thần... Khi đã chọn rồi, sẽ không bao giờ bỏ cuộc! Trái lại còn nỗ lực hơn! Chị lớn nhà mình 12 tuổi, đã theo múa được 8 năm.

Việc chọn lựa các phương pháp giáo dục con cái khá là khó khăn, đa số đều xuất phát từ các nước khác nên về văn hóa, tập tục khác với Việt Nam. Và mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng. Thậm chí, áp dụng vào bạn thứ 1, thì bạn thứ 2, thứ 3... chưa chắc đã phù hợp. Nên mỗi bạn mỗi tính mỗi kiểu, quan trọng nhất là sự phù hợp với từng bạn. Lứa tuổi luôn đi kèm với sự phát triển tâm sinh lý. Tâm sinh lý sẽ quyết định khả năng của con. Dựa vào sự phát triển tự nhiên đó, bố mẹ sẽ biết cách để nuôi dạy cũng như trò chuyện định hướng con phát triển tốt hơn!

Nuôi con không phải là một cuộc chiến! Nuôi con với mình là một niềm tự hào. Vì nhờ có các con, bản thân mình mới có thể trưởng thành hơn, hiểu chuyện và biết quan tâm chăm sóc mọi người hơn! Trên đây là một số điều mình đã áp dụng trong suốt mười mấy năm qua. Mỗi lứa tuổi của các con, mình lại tìm hiểu nhiều thêm, lại học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức. Áp dụng được rồi thì tình cảm gia đình lại tăng lên đáng kể! Không có khoảng cách giữa con cái và bố mẹ!

Hy vọng những tâm sự của chị Thủy sẽ có ích với các bậc phụ huynh, để hành trình chăm sóc và nuôi dạy con không còn quá áp lực.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022