Sau thành công rực rỡ của Dune: Part One tại thị trường Bắc Mỹ cũng như trên toàn cầu, đạo diễn Denis Villeneuve khẳng định sự "uy tín" của mình khi cầm trịch dự án chuyển thể một trong những tiểu thuyết sci-fi vĩ đại nhất lên màn ảnh.

Denis Villeneuve tiếp tục mang trận chiến trên hành tinh hoang mạc Arrakis đến với khán giả ở quy mô hoành tráng, choáng ngợp hơn nhiều lần với Dune: Part Two.

Mở rộng phim trường với quy mô đa quốc gia

Một cảnh trong phim "Dune: Part Two"

Để ghi hình Dune: Part Two, ê-kíp trở lại với các hoang mạc mênh mông tại Abu Dhabi, Jordan, Budapest và thêm phim trường mới tại Italy.

Phim trường ở Italy - khu vực Lăng mộ Brion được sử dụng cho cảnh quay của các nhân vật thuộc Hội Nữ tu Bene Gesserit, bao gồm Công chúa Irulan (Florence Pugh thủ vai), Mẹ Chí tôn Mohiam (Charlotte Rampling) và Phu nhân Margot (Léa Seydoux). Điều thú vị là khu lăng mộ với kiến trúc cổ kính, độc đáo nổi tiếng này chưa bao giờ cho phép việc quay phim. Tuy nhiên, vì một thành viên trong gia tộc Brion là "fan cứng" của Dune, ê-kíp đã trở thành đoàn làm phim đầu tiên được quay phim tại khu di tích này.

rev-1-dun2-t3-0003rhighresjpeg-17092578811402085925636.jpeg

Công chúa Irulan do Florence Pugh thủ vai

Các phim trường của Dune: Part Two cũng được xây dựng trên diện tích khổng lồ. Hai phim trường ở Budapest, nơi diễn ra các phân cảnh của Hoàng gia cũng như Gia tộc Harkonnen, có diện tích lên đến hơn 30.000m2.

Với phần phim này, các phân cảnh trên sa mạc được quay chủ yếu tại Abu Dhabi. Hàng ngày, 30km đường đi sa mạc nối 20 địa điểm quay được duy trì và đảm bảo. Với khối lượng công việc khổng lồ, có tới hơn 11.000 người tham gia vào quá trình chế tác bộ phim, với hơn 1.000 nhân viên cố định.

Trang phục và hóa trang ấn tượng

rev-1-dun2-07016highresjpeg-17092578811261761893157.jpeg

Nam tước Harkonnen do diễn viên gạo cội Stellan Skarsgard đóng

Bên cạnh các bộ sa phục vốn đã là biểu tượng của loạt phim Dune nhờ vào sự độc đáo nhưng không kém phần cầu kỳ, vẻ ngoài của các thành viên gia tộc Harkonnen - với đặc điểm là "không lông" - cũng là một thách thức lớn với đội ngũ hóa trang của phim. Bởi vậy, không quá bất ngờ khi đội ngũ hóa trang từng được đề cử giải Oscar trong phần 1.

Nhân vật Nam tước Harkonnen do diễn viên gạo cội Stellan Skarsgard thủ vai tiếp tục khiến khán giả ấn tượng nhờ vào vẻ ngoài hung dữ, đáng sợ của mình. Toàn bộ trang phục và dụng cụ hóa trang của ông trong phần đầu đã được thay mới hoàn toàn do không thể sử dụng thêm. Mỗi ngày, Skarsgard phải ngồi trên ghế trang điểm từ 4 - 5 tiếng đồng hồ để đội ngũ tạo nên vẻ ngoài độc đáo của Nam tước.

rev-1-dun2-t1-0014highresjpeg-17092578811302096535591.jpeg

Feyd-Rautha do Austin Butler thể hiện

Trong khi đó, phần phim đón chào một thành viên mới của Gia tộc Harkonnen là Feyd-Rautha, do Austin Butler thủ vai. Trái ngược với vẻ ngoài đầy lãng tử, tạo hình của Austin Butler trong Dune: Part Two lại khá đáng sợ. Đội ngũ hóa trang đã tạo ra một chiếc mũ đặc biệt giúp che đi toàn bộ phần tóc và lông mày của Austin Butler, với độ chính xác ở khớp mũ lên đến từng mm, vì chỉ cần lệch một chút, tất cả sẽ bị phơi bày trên máy quay. Austin Butler mất khoảng 3 giờ đồng hồ mỗi ngày cho việc trang điểm trước khi quay, và từ 1 - 2 giờ cuối ngày chỉ để tháo phần hóa trang xuống.

Hành động đẹp mắt với quy mô lớn

rev-1-dun2-t3-0014rhighresjpeg-1709257881157369074685.jpeg

Stilgar và tộc Fremen trong phim

Với Dune: Part Two, đạo diễn Denis Villeneuve đã tạo ra những phân cảnh hành động ấn tượng, hoành tráng hơn rất nhiều. Hơn 5.000 khẩu súng cho tộc Fremen cùng rất nhiều các vũ khí được chế tạo riêng nhằm phục vụ cho các đại cảnh chiến đấu của phim.

Nhà dựng phim từng giành giải Oscar với phần đầu tiên - Joe Walker - chia sẻ: "Đây là một bộ phim vĩ đại, thậm chí lớn hơn phần 1 nhiều lần trên nhiều khía cạnh: dàn diễn viên hùng hậu hơn, và tất nhiên, các đại cảnh chiến đấu lớn hơn. Denis Villeneuve đã nhắn nhủ tôi chuẩn bị cho những điều to lớn và choáng ngợp hơn, không chỉ ở số lượng cảnh hành động và chiến đấu đầy tham vọng, mà còn ở sự căng thẳng đến nghẹt thở của những cảnh quay đó".

Đội ngũ VFX (hiệu ứng hình ảnh) của phim, đứng đầu là Paul Lambert - người đã cùng đội ngũ của mình nhận tượng vàng Oscar cho Dune: Part One - nói về phần tiếp theo: "Trong cuộc họp qua Zoom đầu tiên, chúng tôi đã bàn về cảnh Paul Atreides cưỡi sâu cát. Đã có rất nhiều cuộc thảo luận được thực hiện về phân cảnh này. Chúng tôi đã xây dựng đỉnh cồn cát ở một địa điểm khác, với cần cẩu và những vật dụng cần thiết. Chúng tôi đã mất vài ngày để chạy thử cho cảnh quay này".

rev-1-dun2-t3-0044rhighresjpeg-170925788121238485397.jpeg

Tạo hình sâu cát trong phim

Trong những phân cảnh hành động, Paul Lambert nói thêm: "Chúng tôi có những cảnh hành động lớn với hàng ngàn người Fremen, đội quân Sardaukar, vậy nên chúng tôi phải mở rộng thêm những gì được ghi lại trên máy quay. Chúng tôi thêm vào rất nhiều cát thổi để mở rộng hơn sức ảnh hưởng của chúng với mặt đất, cũng như xây dựng cả một chiếc máy bay chiến đấu ornithopter (máy bay cánh chim) mới, khác hơn so với phần đầu tiên".

Đạo diễn Denis Villeneuve khẳng định: "Phần 1 chỉ là món khai vị, phần 2 mới là món chính". Và với những con số ấn tượng cùng quy mô hoành tráng mà đội ngũ tài năng của ông tạo ra, khán giả hoàn toàn có thể trông đợi vào một trải nghiệm đỉnh cao trên màn ảnh rộng.

Dune: Part Two (tựa Việt: Dune: Hành tinh cát - Phần hai) khởi chiếu tại rạp vào ngày 1/3/2024.

Trailer mới nhất của "Dune: Part Two"

'Dune: Part Two': Tiếp tục cuộc viễn du kỳ thú trên 'Hành tinh cát'

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022