Người hâm mộ phim võ thuật sẽ không bao giờ còn được thấy những ngôi sao từng oai hùng trên màn ảnh, ra đòn nhanh như gió. Họ từng là những anh hùng trong trái tim vô số khán giả.

Nhiều người tự hỏi: "Họ đi đâu rồi? Nghỉ hưu khỏi ngành giải trí hay chuyển sang công việc khác?". Sự thật còn đau lòng hơn thế: họ đã lặng lẽ rời xa thế gian.

Cuộc đời như một vở kịch và kịch cũng như đời. Sự ra đi của những ngôi sao võ thuật không chỉ là mất mát của ngành điện ảnh mà còn là một nỗi buồn về ký ức của cả một thời đại.

1. Triệu Cương Sinh (Giang Sinh)

Tên tuổi của Triệu Cương Sinh có thể xa lạ với giới trẻ ngày nay nhưng nếu mở lại ký ức của thế hệ trước, ông chính là một trong những biểu tượng của thời hoàng kim của điện ảnh võ hiệp.

Triệu Cương Sinh

Triệu Cương Sinh là một diễn viên võ thuật, đạo diễn và đạo diễn hành động người Đài Loan (Trung Quốc).

Ông nổi tiếng vào cuối những năm 1970 với tư cách là thành viên của "Venom Mob" - một nhóm diễn viên tại Shaw Brothers Studio (Thiệu Thị Huynh đệ) nổi tiếng với các kỹ năng nhào lộn và võ thuật.

Các động tác của Triệu Cương Sinh mượt mà như dòng nước, nhanh nhẹn và mạnh mẽ như gió.

Là môn đệ yêu thích của đạo diễn Trương Triết, ông được gọi là "người lươn" trên màn ảnh, mỗi lần xuất hiện như mang cả thế giới võ hiệp ra đời thực. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng hơn phim ảnh.

art-martial-actors3-17371030319541380838807.jpg

Trong nửa sau của thập kỷ 1980, Triệu Cương Sinh tham gia một số bộ phim và loạt phim truyền hình, bao gồm Hiệp khách hành (1985) và Anh hùng xạ điêu (1988).

Không giống những anh hùng trên màn ảnh luôn hóa giải hiểm nguy, Triệu Cương Sinh đã bị cuộc đời đè bẹp.

Ông ly dị vợ và phát triển chứng trầm cảm cùng chứng nghiện rượu nặng khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc.

Bộ phim The Biography of a Fox (1989) là vai diễn cuối cùng của ông.

Ông chọn rượu để quên sầu nhưng không thoát khỏi số phận nghiệt ngã và qua đời vào năm 1990 ở tuổi 36.

Một anh hùng từng bất khả chiến bại trên màn ảnh lại gục ngã trước đời thực, thật đáng tiếc.

2. Vu Thừa Huệ

Trên màn ảnh, Vu Thừa Huệ là một "cao nhân" mang phong thái đạo sĩ; ngoài đời thực, ông là một bậc thầy kiếm thuật, từng đoạt chức vô địch võ thuật và tinh thông võ bọ ngựa.

Vu Thừa Huệ sinh ngày 16/8/1939, quê tại Sơn Đông (Trung Quốc), bắt đầu tập võ từ năm 11 tuổi.

art-martial-actors4-17371030294581082723123.jpg

Vu Thừa Huệ

Năm 19 tuổi, ông tham dự đại hội võ thuật Thanh Đảo, đoạt chức vô địch rất ấn tượng.

Thích sử dụng kiếm, ông còn giành ngôi quán quân Túy kiếm tại khu vực Đông Trung Quốc - lúc này Vu Thừa Huệ đang là thành viên đội tuyển võ thuật Sơn Đông.

Tuy nhiên, chấn thương chân trong tập luyện, do ko được chữa trị kịp thời đã khiến 1 chân của ông gần như tê liệt hoàn toàn.

Do chấn thương, ông đã phải rời đội để vào làm ở nhà máy giấy hơn 10 năm.

art-martial-actors5-1737103029218606423332.jpg

Tuy nhiên ngoài giờ hành chính, ông vẫn tập luyện, nghiên cứu võ thuật, đọc sách, tìm thầy dạy. Dần dần, chân của ông hồi phục trở lại.

Nhân vật Phong Thanh Dương mà ông hóa thân chính là hiện thân hoàn mỹ nhất của Độc Cô Cửu Kiếm trong Tiếu ngạo giang hồ (2001) được chuyển thể từ tiểu thuyết của của Kim Dung.

Ông đã tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim võ thuật Trung Quốc, trong đó phải để đến Thiếu Lâm Tự (1982), Thiếu Lâm tiểu tử (1984) và trong thập niên 2000 là Diệp Vấn trong Huyền thoại Lý Tiểu Long (2008) và Trương Tam Phong với Ỷ thiên đồ long ký (2009).

Nhưng Vu Thừa Huệ không chỉ là một diễn viên mà còn như một cây cầu kết nối giữa võ thuật truyền thống và màn ảnh hiện đại.

art-martial-actors6-17371030290021566054359.jpg

Tiếc thay, bậc kỳ tài võ thuật ấy không vượt qua được căn bệnh phổi và qua đời lặng lẽ ở tuổi 76.

3. Tần Bình

Nhắc đến Tần Bình, người ta luôn nhớ đến hình ảnh nữ hiệp trong các bộ phim võ thuật của Thiệu Thị Huynh đệ.

art-martial-actors13-17371031281461805563813.jpg

Tần Bình

Bà là nữ anh hùng màn bạc của thời đại ấy, cùng với Vương Vũ tạo nên cặp đôi sâu đậm trong lòng khán giả.

art-martial-actors12-17371031284021490279835.jpg

Tần Bình cùng với Vương Vũ tạo nên cặp đôi sâu đậm trong lòng khán giả

Nhưng Tần Bình là người sống tự do, không bị ràng buộc bởi danh vọng hay tài sản.

Bà chọn rút lui khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, kết hôn và định cư tại Mỹ, sống một cuộc đời bình dị.

art-martial-actors14-17371031279141429896381.jpg

Tuy nhiên, số phận không nhân từ. Năm 2017, căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của bà ở tuổi 68.

Sự ra đi của bà không chỉ là lời tạm biệt của một ngôi sao mà còn khép lại một thời kỳ huy hoàng.

art-martial-actors15-173710312762668644029.jpg

Tần Bình ra đi vì bệnh ung thư ở tuổi 68

4. Vương Vũ

Câu chuyện của Vương Vũ giống như một bi kịch. Ông từng là diễn viên hài võ thuật đầy triển vọng của Thiệu Thị Huynh đệ. Với ngoại hình điển trai và các cảnh hành động ấn tượng, ông được kỳ vọng rất lớn.

Vương Vũ sinh ra ở Thượng Hải vào năm 1943. Từ nhỏ, ông đã luyện tập karate, thái cực quyền, võ thuật quyền và thái cực quyền.

art-martial-actors25-1737103254402753668949.jpg

Vương Vũ

Năm 1963, Vương Vũ gia nhập hãng phim Thiệu Thị huynh đệ với vai trò là một diễn viên đóng thế. Ông có vai diễn đầu tiên trong phim Hỏa thiêu hồng (1965).

Nếu Độc tí đao (1967) là bộ phim tạo nên danh tiếng của Vương Vũ trong sự nghiệp diễn xuất thì Long hổ đấu (1970) là bộ phim đã khẳng định danh tiếng của ông trong điện ảnh đặc khu Hong Kong.

Bộ phim này được cho là bộ phim võ thuật Hong Kong đầu tiên khởi xướng thể loại võ thuật tay không, chủ yếu là kung fu.

Nó cũng tạo ra một hiện tượng khiến nhiều hội võ thuật Trung Quốc trên khắp Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ.

Các thanh niên Trung Quốc, mong muốn bắt chước Vương Vũ, bắt đầu tập đấm bao cát và tìm hiểu về lịch sử của võ Thiếu Lâm.

vuong-vu-17371036160181539945488.jpg

Vào năm 2011, Vương Vũ bị đột quỵ, khiến ông mất hầu hết sức mạnh ở nửa người bên trái.

Tuy nhiên, ông đã kiên trì tham gia liệu pháp vật lý trị liệu, thậm chí còn vượt quá tốc độ phục hồi mà bác sĩ đề nghị.

Kể từ sau khi phục hồi, Vương Vũ cố gắng sống một cuộc sống bình thường và thậm chí đã quay trở lại công việc điện ảnh.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông thú nhận rằng đã lái xe đến buổi trị liệu vật lý chỉ với một tay, nhưng sau đó con gái ông đã ngừng việc này khi phát hiện ra và thuê tài xế cho ông.

Vương Vũ qua đời vào ngày 5/4/2022, hưởng thọ 79 tuổi.

vuong-vu1-1737103615658988731787.jpg

Những cái tên này có thể dần bị lãng quên, nhưng họ từng góp phần tạo nên nửa bầu trời của điện ảnh võ thuật của đặc khu Hong Kong. Họ dùng võ công chân thực để mang đến những cảm xúc sôi sục cho khán giả.

Phim võ thuật của thời đại ấy không có kỹ xảo như bây giờ, nhưng vẫn đủ sức làm người xem nghẹt thở.

Trong thị trường phim ngày nay, cảnh hành động hầu hết phụ thuộc vào kỹ xảo. Có lẽ đó là lý do ngày càng nhiều người hoài niệm thời hoàng kim của Triệu Cương Sinh, Vu Thừa Huệ, Tần Bình và Vương Vũ.

Ai là người quyền uy đến mức từng đánh Tăng Chí Vỹ, "cấm cửa" Trương Bá Chi, khiến Thành Long phải quỳ gối? 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022