avatar1671767754470-1671767755552570462265.jpgNSƯT Lê Thiện: Nhiều người đang nhìn nghệ sĩ một cách rẻ rúng

NSƯT Lê Thiện chia sẻ cùng Thanh Niên suy nghĩ của bà về đề xuất 'phong sát' với người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, diễn viên) nếu vi phạm pháp luật như: cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội.

NSƯT Lê Thiện: Từ sân khấu cải lương đến thành danh điện ảnh

NSƯT Lê Thiện tên thật là Tô Đặng Thị Thiện – sinh năm 1945 trong gia đình làm nghề bán đậu phụ tại Bình Định. Năm 13 tuổi, bà xa gia đình, theo đoàn văn công Nam Bộ ra Bắc tập kết: "Tôi trúng tuyển vào Đoàn văn công Nam Bộ khi họ đến phục vụ miền Trung trong chuyến tập kết cuối cùng. Do thiếu diễn viên nên họ có nhu cầu tuyển thêm. Nhà trường đã tập trung một số học sinh để Đoàn lựa chọn". 

Sau khi trúng tuyển, Lê Thiện theo Đoàn văn công đến Quy Nhơn, từ Quy Nhơn đi tàu ra Bắc. Thanh Hóa chính là mảnh đất đầu tiên ở miền Bắc bà gắn bó và bắt đầu với những hoạt động văn nghệ. Nữ nghệ sĩ khi đó đang ở tuổi thiếu niên được tiếng múa đẹp. Bà còn được học xiếc với những "món" cơ bản như uốn dẻo, nhào lộn, học diễn kịch...

Khi Đoàn văn công Nam Bộ giải thể, con đường nghệ thuật của bà cũng bước sang một trang mới: "Lúc đó, tôi được về Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, đóng ở Lý Nam Đế (Hà Nội). Tại đây chúng tôi được nhiều chuyên gia giảng dạy, trong đó có cả chuyên gia Triều Tiên, Trung Quốc… Tôi được học múa ba lê, học thanh nhạc, học cả hát chèo… Biết đủ thứ".

le-thien-thoi-tre-5914-16805126865381611460083.jpegnghe-si-le-thien-sau-nhung-501634715356-16805127990831316320928.jpeg

NSƯT Lê Thiện thời trẻ

Đến năm 1957, Lê Thiện góp mặt trong vở kịch ngắn "Lá cờ tự do" của Đoàn Tổng cục Chính trị. Đây là vở diễn tham gia hội diễn, NSND Dương Ngọc Thạch chính là người "chấm" Lê Thiện khi đến xem vở "Lá cờ tự do". Ông đặt vấn đề xin cô diễn viên nhỏ tuổi về Đoàn cải lương Nam Bộ. Năm 1958, Lê Thiện chuyển sang học cải lương. Bà học nhanh vì sẵn đã được học múa, học thanh nhạc, lại có lợi thế hình thể.

Sau một năm học cải lương, Lê Thiện đã được chọn vào vai chính. Vở cải lương đầu tiên bà tham gia là đóng chim hạc, có múa ba lê trong vở "Hạc chiều". Đến nay điểm những vai diễn để đời của NSƯT Lê Thiện trên sân khấu cải lương, nhiều người vẫn nhắc vai diễn trong "Hạc chiều". Ngoài ra, Thuyền Quyên trong "Khuất Nguyên" cũng là vở diễn đáng kể của NSƯT Lê Thiện trong giai đoạn đầu đến với cải lương.

Năm 1966, khi đang là diễn viên chính của Đoàn Cải lương Nam Bộ thì Đoàn văn công quân Giải Phóng được thành lập để chuẩn bị đi biểu diễn ở nước ngoài. Lê Thiện được đưa về Đoàn văn công quân Giải Phóng, với nhiệm vụ đơn ca, chuyên hát dân ca 3 miền. Bà còn phải thuộc và trình diễn một số bài hát của nước bạn, bằng ngôn ngữ của nước bạn. Ít ai biết rằng, Lê Thiện còn là một trong 5 nghệ sĩ của Đoàn cải lương Việt Nam Dân chủ Cộng hòa qua Pháp kết hợp với Việt Kiều ở Pháp biểu diễn, trong khoảng thời gian diễn ra Hội nghị Paris về Việt Nam. 

le-thien-2-1659231089507756499399-0-0-420-672-crop-1659231098641989565682-16805128540541627115023.png

Trong cuộc đời nghệ thuật, Nhà hát Trần Hữu Trang là một trong những "ngôi nhà" mà NSƯT Lê Thiện gắn bó. Bà từng giữ vị trí Phó Giám đốc ở Nhà hát. Bà tập hợp được dàn sao tài năng, nổi tiếng như Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Lệ Thủy, Thanh Tuấn… Đó cũng là một thời vàng son của cải lương Việt Nam. "Cả cuộc đời tôi theo nghệ thuật, sân khấu với tôi là tình yêu. Thế mà bấy giờ phân công tôi làm lãnh đạo, tôi phải nhường nhịn hết, không được diễn bao nhiêu" bà chia sẻ.

Hơn 50 năm với sân khấu, sau khi nghỉ hưu bà ngưng hoạt động nghệ thuật một thời gian khá dài, khoảng 5 đến 8 năm: "Mệt quá rồi, tôi muốn được dừng lại". Sau đó, chẳng ai nghĩ ở buổi hoàng hôn cuộc đời, nghệ sĩ Lê Thiện lại nhảy sang một lĩnh vực hoàn toàn mới - điện ảnh. Bà cười khi nhớ lại nguyên do khiến bà trở lại với nghiệp diễn: "Lúc bấy giờ người ta mời tôi đến casting vai bà nội trong phim "Dù gió có thổi". Tôi từ chối. Cháu ngoại ở với tôi đã nghe được tất cả cuộc trao đổi đó nên bảo: "Bà ngoại diễn hay thế mà làm biếng quá! - Tôi tự ái nên đồng ý đi thử vai". 

Vai bà nội trong "Dù gió có thổi" đã thành công ngoài mong đợi nên Lê Thiện lại tiếp tục được sắm vai bà nội trong: Cá rô em yêu anh, Vừa đi vừa khóc,... Từ đó cho đến nay, nghệ sĩ Lê Thiện là "bà nội quốc dân" quen thuộc của màn ảnh đến nay.

cuoc-song-hien-tai-cua-nsut-le-thien-u80-van-miet-mai-voi-phim-anh-733f25c1-16805129206512055851434.jpegcuoc-song-hien-tai-cua-nsut-le-thien-u80-van-miet-mai-voi-phim-anh-f9dd9cf2-1680512854045878494676.jpeg

Tuổi xế chiều, NS Lê Thiện ghi dấu ấn ở cả điện ảnh và truyền hình

NS Lê Thiện: U80 vô số dấu ấn nghệ thuật, không để tâm "khuyết" danh hiệu NSND

Trước khi trở thành một diễn viên gạo cội và được thủ vai trong nhiều tác phẩm đình đám, NSƯT Lê Thiện đã trải qua một cuộc đời vất vả với thanh xuân sống xa chồng con bởi vì tính chất công việc luôn phải đi xa. Nói về điều này, bà tâm sự: "Cuộc đời không ai là được trọn vẹn, ai cũng có những lúc thăng trầm, bi kịch xảy ra dù lớn hay nhỏ". Đã có nhiều lúc bà tưởng chừng như không thể nắm giữ được hạnh phúc nhưng sau tất cả cố gắng bà luôn hài lòng với cuộc sống hiện tại - một cuộc sống bên chồng.

May mắn là "khổ tận cam lai", ở tuổi 80, NSƯT Lê Thiện đã được về sống vui vầy bên gia đình. Tâm sự với truyền thông cách đây 2 năm, nữ nghệ sĩ già cho biết: "Cả cuộc đời, tôi chỉ làm một nghề. May mắn, tôi trang trải vừa đủ cho cuộc sống. Hiện giờ, tôi sống cùng con trai và cháu nội. Cháu nội còn nhỏ, còn con trai tôi tạm thời chưa có việc làm, nên tôi cũng hơi nặng gánh. Nhưng không quá quan trọng, vì tôi quen có sao sống vậy".

Ở tuổi xế chiều, dù bạn bè đồng trang lứa phần lớn đều lựa chọn nghỉ ngơi bên con cái thì bà Lê Thiện vẫn miệt mài đóng phim. Chia sẻ bí quyết khỏe mạnh, dẻo dai để cống hiến nghệ thuật ở tuổi "thập cổ lai hi", NSƯT Lê Thiện tâm sự: "Tôi luôn chuẩn bị sức khỏe tốt trước mỗi lần đi quay. Lúc nào, tôi cũng phải ngậm sâm. Mỗi tuần, tôi ăn một bát yến sào để bồi bổ. Lúc ra ngoài làm việc, tôi đi taxi thay vì ngồi xe máy, chấp nhận tốn kém một chút để bảo đảm sức khỏe.

nsut-le-thien-tham-gia-giang-day-cac-dien-vien-tre-16805126865062052270913.jpegnghe-si-le-thien-trong-buoi-truyen-nghe-cho-dien-vien-tre--16805126864841029489125.jpeg

NSƯT Lê Thiện miệt mài đóng phim ở tuổi gần 80, đồng thời tham gia giảng dạy các diễn viên trẻ.

Thời trẻ, tôi là dân múa và thường xuyên chơi bóng bàn. Bây giờ lớn tuổi rồi, tôi không thể tập luyện mạnh được, nhưng giữ thói quen mỗi ngày vận động nửa tiếng. Thêm nữa, dù làm gì thì làm, ngày nào tôi cũng dành cho mình khoảng nửa tiếng để sống như một đứa trẻ, thoải mái cười đùa, trò chuyện, chọc ghẹo mọi người".

Bên cạnh đóng phim, bà còn trở thành "bà giáo", truyền đạt kinh nghiệm diễn xuất cho lớp học trò trẻ. Có thể nói rằng ngọn lửa đam mê của bà dành cho môn nghệ thuật thứ bảy là quá to lớn và đến tận giờ vẫn chưa lụi tàn.

"Tôi sống đơn giản lắm. Chuyện quần áo tôi cũng không bận tâm. Miễn là đi đâu mình cũng cảm thấy vui và người ta không coi thường mình. Đúng là tôi chưa bao giờ có thời gian dành cho mình. Nhưng tôi không thấy buồn vì điều đó. Tôi nghĩ, thời gian trống trải mình làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Bây giờ, chỉ sợ là thời gian không còn nhiều nữa…!", NSƯT Lê Thiện chia sẻ về cuộc sống hiện tại.

Điều đáng tiếc của nghệ sĩ Lê Thiện sau 70 năm theo nghệ thuật là đến nay bà vẫn chưa được ghi nhận danh hiệu NSND. Tuy nhiên, sau những cảm xúc thất vọng ban đầu, bà thừa nhận: "Dù vậy, tình cảm của khán giả là điều tôi dành cả đời để phấn đấu. Đây sẽ là lần cuối tôi xin xét danh hiệu. Nói thật, tôi già rồi, chẳng biết còn sống được bao năm để chờ đến đợt tiếp theo".

lethien2-odhk-9257-16805130425961804938537.jpeg

Nghệ sĩ Lê Thiện: "Tôi bỏ danh hiệu NSND ra khỏi đầu rồi"

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022