AAAAQTDKS_uAWevYzs6maPqL2GwrZmYa_1.jpg

Theo Glamour, dù là những người đã đưa mốt mặc corset trở lại thông qua phim Bridgerton, các nhà sản xuất phim tại Netflix đã yêu cầu diễn viên không tiếp tục mặc áo nịt ngực. Các nền tảng lớn khác như BBC và ITV cũng dự kiến ​​đưa ra tuyên bố tương tự.

Một nguồn tin cho biết: "Áo nịt ngực nổi tiếng là bó sát và nhiều nữ diễn viên đã phàn nàn việc chúng gây tổn hại như thế nào, cả ngắn hạn và dài hạn, khi phải 12-14 giờ/ngày trên phim trường.

Về cơ bản, có những lo ngại về sức khỏe và an toàn khi phụ nữ mặc áo nịt ngực bó sát trong nhiều tuần liền. Nhiều ngôi sao cho biết họ bị bầm tím và thậm chí gặp vấn đề về hô hấp".

Các nhà sản xuất phim nói thêm rằng sự thay đổi này cho phép phim ảnh thoát khỏi việc "khuyến khích nữ giới có vòng eo thon" và "đài truyền hình, kênh phát sóng cũng muốn được coi là những đơn vị tiến bộ".

"Tôi không thể thở nổi"

Trong cuộc phỏng vấn năm 2022, ngôi sao Bridgerton Simone Ashley nói rằng so với những gì mình tưởng tượng, việc mặc áo nịt ngực khi quay phim còn tồi tệ hơn nhiều.

"Vào ngày đầu tiên được làm nữ chính, tôi đã nghĩ phải ăn thật nhiều, phải tràn đầy năng lượng. Vì vậy, tôi đã ăn nhiều cá hồi nhưng cuối cùng cảm giác thật buồn nôn khi mặc áo nịt ngực lên người. Tôi nhận ra khi loại trang phục này, sẽ không thể ăn. Chiếc áo thậm chí khiến tôi đau đớn và bị thương".

Emma Stone cũng chỉ trích corset khi thảo luận về vai diễn của cô trong The Favourite vào năm 2018.

"Sau khoảng một tháng, các bộ phận trên cơ thể của tôi bị buộc phải thay đổi. Nó chỉ là tạm thời, nhưng rõ ràng là không dễ dàng gì. Bộ trang phục phản ánh lịch sử, nhưng tôi thực sự không thể thở nổi".

AAAAQeMyWWwYWrEaa_i6CZ7g7vNQPBiN.jpg

Nhiều diễn viên chia sẻ cảm giác đau đớn, khó thở khi mặc áo nịt ngực trong quá trình quay phim.

Nhận được đề cử Oscar thông qua cho vai diễn Marquise de Merteuil trong Dangerous Liaisons, diễn viên Glenn Close cũng phải trải qua nhiều đau đớn khi hóa thân vào nhân vật.

Close chia sẻ chiếc áo nịt ngực chật đến mức khiến bà không thể ngồi xuống và phải dùng thiết bị đặc biệt để dựa lưng giữa các cảnh quay.

"Vòng eo của tôi lúc đó chỉ khoảng 53 cm, nhưng chỉ cần chiếc áo nịt ngực đặt lệch đi một chút, tôi có thể ngất xỉu theo đúng nghĩa đen. Bạn không thể hít thở bình thường khi mặc một chiếc áo như vậy", nữ diễn viên cho hay.

Michelle Dockery, người đóng vai Lady Mary Crawley trong Downton Abbey, nói rằng cô đã rất vui mừng khi bối cảnh phim chuyển sang những năm 1920. Điều đó có nghĩa là cô và các bạn diễn có thể thoát khỏi áo nịt ngực và bắt đầu ăn trưa mà không bị đau đớn.

"Chúng tôi thực sự có thể ăn trưa mà không bị đau vào buổi chiều, ăn một bữa no nê thay vì lo lắng về việc bị đầy hơi khi mặc chiếc áo. Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi thoát khỏi loại trang phục đó".

Lịch sử của áo nịt ngực

Hình dạng của áo nịt ngực đã phát triển trong hơn 400 năm, xen kẽ giữa các loại dài bao phủ hông với kiểu ngắn hơn tập trung vào vòng eo. Áo nịt ngực giúp định hình cơ thể thành những hình dạng đặc biệt, từ hình dáng đồng hồ cát phổ biến vào những năm 1800 đến hình chữ "S" của những năm 1900.

Theo Sarah Bendall, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Giới và Phụ nữ ở Australia, áo nịt ngực dạng corset hay farthingale bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thứ 16, 17.

Hầu hết trang phục của thế kỷ 17 đều có dây buộc phía trước, giúp phụ nữ kiểm soát cách mặc quần áo vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Một người phụ nữ có thể mặc dạng trang phục này theo kiểu lỏng lẻo hoặc buộc chặt. Nó có thể được diện hàng ngày hoặc chỉ trong những dịp trang trọng.

"Chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác cảm giác của một phụ nữ thế kỷ 16, 17 khi mặc áo nịt ngực, cũng như không bao giờ biết chính xác những trải nghiệm cơ thể của họ", Bendall nói.

bridgerton_costume_unit_00079r_1.jpg

Bộ phim "Bridgerton" đưa corset trở thành xu hướng trong vài năm trở lại đây.

Còn nhà triết học Michel de Montaigne miêu tả loại trang phục này như "công cụ tra tấn" mà phụ nữ sử dụng để trở nên mảnh mai, phản ánh sự phù phiếm tồn tại trong xã hội đương thời.

Trong giai đoạn đầu, các nhà văn nam thường chỉ trích phụ nữ mặc áo nịt ngực, như những gì nhà triết học John Bulwer thể hiện trong cuốn sách Anthropometamorphosis (năm 1653). Những người này đổ lỗi cho phụ nữ vì đã làm biến dạng cơ thể của chính mình, gây vô sinh hoặc sảy thai, và thậm chí là che giấu các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích, áo nịt ngực và váy xếp ly ngày càng phổ biến trong thế kỷ thứ 18, từ trang phục cao cấp được một số quý tộc diện trở thành quần áo của nhiều tầng lớp phụ nữ khác nhau ở châu Âu.

Các cuộc thảo luận về việc áo nịt ngực có hại cho sức khỏe phụ nữ nổ ra vào thế kỷ thứ 19. Một số bác sĩ cho rằng loại trang phục này gây ra các bệnh về đường hô hấp, biến dạng xương sườn, tổn thương các cơ quan nội tạng, dị tật bẩm sinh và sẩy thai, trong khi những người khác tán thành áo nịt ngực vừa phải hoặc ít cứng hơn để nâng đỡ cơ thể.

Nhà sử học thời trang Valerie Steele và Colleen Gau đã lập luận rằng mặc dù phụ nữ mặc áo nịt ngực thực sự có thể bị suy giảm thể tích phổi, thay đổi cách thở, điều này không nhất thiết dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, bà Steele cảnh báo về tình trạng ngất xỉu và mệt mỏi có thể xảy ra.

Sự ra đời của chất liệu thun vào những năm 1920 đã tạo ra áo ngực thể thao linh hoạt, được sử dụng bởi nữ giới yêu thích lối sống năng động mới. Tuy nhiên, các quảng cáo về áo nịt ngực vẫn xuất hiện trên tạp chí Vogue trong suốt đầu thế kỷ 20, cho thấy phụ nữ vẫn tìm kiếm loại trang phục này.

Với sự thay đổi hướng tới thể thao và lối sống lành mạnh trong những năm 1960 và 1970, áo nịt ngực như một loại áo lót dần dần bị loại bỏ.

Tuy nhiên, theo nhà sử học về thời trang, kiến trúc Maude Bass-Krueger, "tinh thần" của corset không dễ dàng biến mất như vậy.

"Thay vì phụ thuộc vào quần áo, phụ nữ dần chuyển sang ăn kiêng, tập thể dục và phẫu thuật thẩm mỹ để định hình cơ thể và thu nhỏ vòng eo", bà Bass-Krueger nói.

Lý do khiến chúng ta thích tích trữ sách

Bất chấp sự ra đời của sách nói và sách điện tử, sách bìa cứng và bìa mềm vẫn tiếp tục tràn ngập thị trường dành cho những độc giả thích giao diện sách giấy. Trọng lượng khi cầm trên tay và cảm giác được lật giờ từng trang khiến họ thích thú. Với những người yêu sách, việc phải vứt bỏ một cuốn là chuyện đau lòng, dù họ đã đọc xong và biết rằng không bao giờ lật ra một lần nào nữa, theo Washington Post.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022