Với bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng vậy, việc con cái ngoan ngoãn, vâng lời thật là điều quý giá vô cùng và tất nhiên cũng là đích đến của mọi phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, trẻ con như tờ giấy trắng, đôi khi hồn nhiên đến độ thành "nỗi xấu hổ" của cha mẹ. Chúng chẳng bị trách cứ gì đâu, nhưng cha mẹ vẫn thấy ngượng vô cùng.

Mùa Tết này, khi mà bọn trẻ được tặng những chiếc lì xì chứa tiền bên trong như phong tục gieo lộc đầu năm, lại có những tình huống "khó đỡ" xảy ra. Đặc biệt, khi có vài đứa trẻ hồn nhiên bóc phong bao lì xì rồi "chê ít".

62-day-con-quan-ly-tien-li-xidoc-0647-1707550548976-1707550549323315001649.jpg

Ảnh minh họa.

Vậy cha mẹ nên làm cách nào trong những tình huống này. Chuyên gia tâm lý đã đưa ra một vài lời khuyên có thể hữu ích.

Đừng dạy con nói dối

Có phải bạn muốn nuôi dạy con cái trở thành những đứa trẻ lương thiện. Tất nhiên, ai lại không muốn vậy?

Nick Leighton, người đồng dẫn chương trình và nhà sản xuất podcast "Were You Raised by Wolves?" (Bạn có được nuôi dưỡng bởi sói không?), cho rằng việc khuyến khích con mình nói dối (xấu mà cố khen đẹp) để bảo vệ cảm xúc của người tặng quà không hẳn là lý tưởng.

Nick nói: "Hãy suy nghĩ về điều này: Không ai bắt buộc người nhận phải nhận xét cụ thể về món quà họ nhận được, đặc biệt nếu họ không thích nó".

li-xi-dip-tet-1-1672733038251431-0647-1707550550153-1707550550312358520366.jpg

Ảnh minh họa.

Vì vậy, thay vì dạy con cái chúng ta nói dối trái với cảm xúc thực tế, ông đề nghị cha mẹ khuyến khích các con chân thành nhận những món quà, dù thích hay không, bằng cách xác định điều gì đó mà chúng biết ơn - chẳng hạn như việc tự nhủ rằng người tặng đã rất chu đáo và hào phóng khi tặng món quà đó rồi. Đặc biệt, hãy dạy con để ý đến cách cư xử của mình.

Việc nhận lì xì cũng tương tự như vậy. Nếu bóc phong bao lì xì ra, đứa trẻ nhìn thấy tờ 10.000 VNĐ rồi nhăn mặt chê người tặng "ki bo" thì thật là xấu hổ.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ giải thích cho con rằng lì xì chỉ là một hình thức để lấy may mắn đầu năm và dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng của người tặng.

  • 2fdingyuews126net2f20232f11072f89a5f621j00s3qdlx003sc000ve012sm-1707464235260543886770-1707482661959-1707482662118742958117-122-0-591-750-crop-17074827002041062128226.jpg

    Tặng mẹ trang sức vàng mừng sinh nhật, cô gái chạnh lòng khi phát hiện tâm ý của mình lại nằm trên tay chị dâu

Dạy con về lòng biết ơn

Tiến sĩ Aliza Pressman, nhà tâm lý học phát triển và đồng sáng lập Trung tâm Nuôi dạy Con cái Mount Sinai tại Trường Y Icahn của Bệnh viện Mount Sinai, tác giả của cuốn sách "5 nguyên tắc nuôi dạy con cái", nói rằng lòng biết ơn không phải là vấn đề nói thật hay nói dối.

Cô nói: "Đó là việc biết ơn một người đã tặng quà cho mình, bất kể món quà đó là gì hay chúng ta thích hay không thích nó đến mức nào.

Ngoài ra, bằng cách nói 'Cảm ơn, con thích nó' chứng tỏ con bạn đang dành tình cảm cho người khác. Không có bất kỳ ác ý nào ở đó!.

Nếu chúng ta muốn nuôi dạy những đứa trẻ trung thực, chúng ta phải đảm bảo rằng những lời nói dối của chúng ta mang tính xã hội và được dùng trong từng hoàn cảnh cần thiết".

Cô lập luận: "Trẻ em trên 7 tuổi có thể hiểu được khi nào cần phải nói ra sự thật. Nhưng vì những đứa trẻ nhỏ hơn không đủ nhận thức sâu sắc, nên tốt nhất chúng nên nói một câu 'cảm ơn' đơn giản".

Nguồn: scarymommy

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022