Có người từng nói: “Bất kể giàu có cỡ nào, khi bạn không có chân thành, thì người khác vẫn rời xa bạn. Bản chất con người thâm sâu khó lường nhưng chỉ cần có chân thành thì phức tạp hóa giản đơn”.
Câu nói thật trần trụi nhưng nó rất thực tế. Đúng vậy, trong bất kỳ mối quan hệ nào, ai lại muốn gắn bó với một người không có sự chân thành, đúng không?
Nói trắng ra, một người có thể tạo ra bao nhiêu giá trị cho người khác thì sở hữu bấy nhiêu mối quan hệ đúng nghĩa. Con người sống ở đời là có qua có lại!
Trong cuộc sống, tình cảm giữa con người là một loại cảm xúc. Tình cảm có lúc sẽ thay đổi, sẽ chuyển dời nhưng sự chân thành sẽ không. Trưởng thành là phải biết dung dị với hoàn cảnh: Ban đầu yêu thương, quan tâm thắm thiết và thuần túy nhưng về sau đối phương có thể khiến bạn tổn thương, tránh xa chỉ vì bạn không còn phù hợp với họ. Ngay cả bạn cũng có thể làm điều tương tự với người khác.
Tình yêu thuần khiết thật sự khiến người ta phải ngưỡng mộ nhưng không đảm bảo rằng sự thuần khiết này có thể bền lâu hay không.
6 thói quen khiến bạn trở thành 'kẻ yếu' trong giao tiếp
Cũng giống như một cặp vợ chồng, khi bạn có thể thấu hiểu và nhường nhịn thì làm chuyện gì cũng suôn sẻ, tình cảm mặn nồng, nhà cửa tràn ngập tiếng cười. Nhưng nếu mất đi những điều trên, thì từ đó hằng hà sa số mâu thuẫn phát sinh, tiền bạc cũng không thể giải quyết được vấn đề này.
Quan hệ thân thiết đến mấy cũng cần phải có sự tôn trọng tối thiểu và biết nghĩ cho nhau. Nếu đối xử bằng con tim giả dối và thiếu sự chân thành, rồi thì cũng dường ai nấy đi, quan hệ tan vỡ.
Vấn đề thiết yếu nhất của tất cả các mối quan hệ là cán cân trao đổi giá trị, mà giá trị ở đây bao gồm cả vật chất và tình cảm tinh thần.
Nhưng có lẽ, không phải chân thành lúc nào cũng được công nhận và đền đáp. Bất kể ở phương diện nào, chỉ cần bạn có một khuyết điểm bại lộ quá rõ ràng, còn ảnh hưởng đến người bên cạnh, sẽ bị cái gọi là “trọng lợi khinh hại” đào thải. Cho dù bạn đã từng quan tâm, chăm sóc đối phương rất nhiều nhưng chỉ cần xuất hiện một chút không thuận ý, họ có thể quên đi mọi thứ, phũ phàng tất cả. Trường hợp này cũng có thể lý giải bằng cách: Khi giúp đỡ trở thành một thói quen thì người ta lại tưởng đó chính là trách nhiệm của bạn. Một khi không còn nữa, họ sẽ trở mặt.
Tất nhiên, mỗi người có định nghĩa và điều kiện khác nhau về quan điểm sống và cách duy trì các mối quan hệ. Nếu chỉ vì muốn được người khác công nhận và yêu thích mà phải gượng ép chính mình để trở nên lương thiện trong mắt người khác thì điều đó không cần thiết.
Con người, sau tất cả, vẫn cần tự tin để cảm thấy hạnh phúc.
Mỗi người chúng ta nên chấp nhận những thiếu sót và tầm thường của riêng mình, dung dị sự hiểu lầm của người khác về bản thân, phải tin tưởng chính mình. Ngay cả khi chúng ta chỉ còn một hơi thở để sống, cũng phải tự hào với bản thân.
Thái độ của người khác đối với bạn phụ thuộc vào thái độ của bạn dành cho họ. Nếu bạn hỏi "Liệu chân thành có được hồi báo không?", thì hãy để thời gian trả lời! Chỉ cần sống đúng với trái tim và tuân thủ nguyên tắc cho-nhận cân bằng trong tất cả mối quan hệ.
Tất nhiên, phải cùng chung thế giới quan và giá trị thì hai người mới móc nối được với nhau, nếu không thì dù có cho đi bao nhiêu, xuất chúng đến đâu cũng không thể ăn ý hòa hợp.
Trải nghiệm nhiều mới hiểu, miễn là chân thành vẫn tồn tại thì bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại và lẻ loi trên thế giới này.