Bệnh tật đến từ miệng, họa cũng đến từ miệng. Đặc biệt ở nơi làm việc, dù giữa mọi người là tình đồng nghiệp nhưng vẫn luôn có sự cạnh tranh ngấm ngầm. Trong quá trình giao tiếp, ngoài công việc luôn có các câu chuyện trao đổi xã giao để thắt chặt mối quan hệ. Vì vậy, bạn nên tránh nói những điều gây bất lợi cho bản thân.

Dưới đây là những việc bạn không nên làm, không nên nói ở môi trường công sở.

1. Đừng thất thường

Ai cũng có niềm vui, nỗi buồn của riêng mình. Vui thì phấn khích, giận thì bạo ngược, buồn thì sầu khổ. Đây đều là trạng thái của một người bình thường.

Mặc dù đó là điều bình thường, nhưng nó làm tổn hại đến sự tu tâm của bản thân. Ở nơi làm việc, bạn phải biết kiềm chế cảm xúc. Tâm phải bình tĩnh, không hấp tấp; miệng phải thận trọng, không ồn ào; thân phải trang nghiêm, không chậm chạp. 

Bạn cần giữ thái độ rành mạch, nhưng không để người ta nhìn thấu đáo. Trong công việc, có những thứ bạn thích và không thích, có những người bạn quý và không quý. Tuy nhiên, bạn không nên để cảm xúc chi phối cách hành xử. Hãy giữ một thái độ bình tĩnh, không thiên vị, cũng chẳng thờ ơ.

Việc gì cũng có thăng trầm, gặp thuận lợi phải thận trọng, gặp nghịch cảnh phải mạnh dạn. Tài năng của một người là một nửa khí chất của họ.

2. Không tìm nơi nương tựa

Thế giới giống như một ván cờ, có những biến số theo thời gian. Không nương tựa vào bất cứ ai, và không tin tưởng bất cứ ai sẽ giúp bạn không rơi vào tình thế khó xử ở nơi làm việc.

Thực tế có người nương tựa vào vận may, nhưng thực chất đó là một canh bạc, kẻ thắng người thua là điều khó tránh khỏi. Kẻ thiển cận chỉ muốn những món lợi nhỏ trước mặt, để có thể tiếp tục dựa dẫm nhưng có nguy cơ sẽ chuốc lấy đau thương.

Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, điều này từ lâu đã trở thành một giá trị phổ quát. Trong thế giới ngày nay, những kẻ phục tùng người khác, bất kể sĩ diện và nhân phẩm, đều không đáng tin cậy.

edit-download-3-16863009977201756997986-1686375269680-16863752705001845693273.png

3. Không trách cấp dưới kém cỏi

Tục ngữ nói, năm ngón tay có ngón dài, ngón ngắn, thiếu một ngón tay khó nắm được vào. Người giỏi dùng người sẽ biết nhìn nhận ưu điểm của người khác để cổ vũ tinh thần họ, còn trước những khuyết điểm sẽ không nặng lời chỉ trích.

Người làm lãnh đạo phải có tâm rộng rãi, khoan dung, không nên soi xét đối với khuyết điểm của cấp dưới. Người làm lãnh đạo cần có trí tuệ để nhận biết và phân biệt với những lời vu khống, và có tấm lòng quảng đại để đánh giá cao những người chính trực.

4. Đừng tỏ ra quá thân thiết với cấp trên

Thoạt đầu, bạn có thể thấy sự liên kết này mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Nhưng về sau, bạn sẽ thấy nó phức tạp nhiều hơn bạn nghĩ. Đừng để cảm xúc cản trở công việc.

Nếu bạn thấy ai đó được thăng chức vì lý do cá nhân, đừng để bị lừa mà làm theo họ. Thăng tiến kiểu đó khá bất thường, đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy người ấy bị "bỏ rơi" cũng vì điều đó. Hãy cẩn thận với việc thân thiết với sếp vì nó cũng là một trong những điều không nên làm ở công sở.

edit-37883e9f5d2c43daafb3be6050cb5754noop-1686301022754907671657-1686375271511-1686375271652947297187.png

5. Ba hoa về khả năng

Bạn luôn nghĩ mình giỏi giang, tài năng và luôn khoe khoang về điều đó trước mặt mọi người. Nhưng thực lực, khả năng lại không như bạn nói. Khi làm việc gì cũng cần đồng nghiệp góp ý hoặc làm giúp mới hoàn thành. Tốt nhất bạn đừng nên ba hoa về khả năng của mình nếu như không muốn bị người khác nói là ảo tưởng, không biết vị trí đang ở đâu.

6. Né trách nhiệm

Trách nhiệm là điều mà rất nhiều người e ngại mỗi khi công việc gặp sai sót hay có vấn đề. Vì vậy, né tránh trách nhiệm là một trong những điều nên tránh ở công sở. Thay vì bạn đổ trách nhiệm cho người khác vì hành động của mình, hãy dũng cảm nhận khuyết điểm thì mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Khi bạn cố gắng đổ trách nhiệm cho ai đó thì bạn có thể giúp bản thân không phải chịu trách nhiệm trước mặt sếp, nhưng lại mất đi rất nhiều tình cảm của đồng nghiệp, khiến đồng nghiệp xem bạn như "con ghẻ" xua đuổi.

7. Không thảo luận về mức lương với đồng nghiệp

Tiền lương là vấn đề nhạy cảm ở mọi công ty. Phần lớn các công ty không công khai mức lương của từng nhân viên, thậm chí yêu cầu các nhân viên không được hỏi về lương thưởng của người khác.

Do đặc thù công việc, mỗi người sẽ có một mức lương khác nhau. Việc thắc mắc về tiền lương có thể gây ra sự mất cân bằng tâm lý, gây mất đoàn kết nơi công sở, thậm chí gây phiền toái cho cấp trên. Thế nên, cần tránh việc hỏi về lương của đồng nghiệp.

Thay vì thế, bạn nên lưu tâm tới đồng lương của chính bạn và tính toán chi tiêu hợp lý. Nếu ai đó hỏi mức lương của bạn, tốt nhất là tránh trả lời. Lương của bạn có thể cao hoặc thấp hơn đồng nghiệp khác. Nếu nó cao hơn, đồng nghiệp sẽ tỵ nạnh; còn nếu thấp hơn bạn sẽ không thoả đáng. Thế nên tốt nhất không nói về vấn đề tiền lương với đồng nghiệp.

a9e853339b9c4abe906bfe536a306155noop-1686300464563589077498-1686375272763-16863752730441647156442.png

8. Không nên thăm dò chuyện riêng tư của người khác

Nhiều người rất tò mò, hay dò hỏi thông tin của người khác. Nếu trong công ty có thông tin gì, họ là người biết đầu tiên.

Những người ưa buôn chuyện luôn kể chuyện riêng tư của người khác đi khắp nơi, chèn thêm cả ý kiến cá nhân của họ vào, gây ra sự hiểu nhầm, dẫn đến xích mích, mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp.

Ở nơi làm việc, tốt nhất bạn nên tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người. Cần phải loại bỏ sự tò mò và tập trung vào công việc cá nhân thì tốt hơn.

9. Tiết lộ tham vọng của mình với đồng nghiệp

Bạn nên giữ kín những dự định, tham vọng thăng tiến trong công việc cho riêng mình. Khi bạn tiết lộ điều này cho đồng nghiệp sẽ mất nhiều hơn được. Nó khiến bạn trở thành "người khờ" trong mắt người khác.

Bên cạnh đó, không phải ai cũng là người mong muốn thành công sẽ đến với bạn. Nếu chọn không đúng người để chia sẻ về những dự định này, bạn có thể bị họ ghen tức, vô tình làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai. Người đồng nghiệp đó có thể đem câu chuyện của bạn đi rêu rao khắp nọi nơi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022