Hiện nay, sự ra đời của loạt phương tiện hiện đại đã giúp việc di chuyển giữa các điểm đến du lịch của các du khách trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà một loại phương tiện có phần "truyền thống" bị lãng quên. Đó là tàu hỏa. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển hay Thụy Sĩ đã áp dụng tàu hỏa như một sản phẩm du lịch đặc sắc qua hàng thập kỷ.

Ở Việt Nam cũng vậy, có rất nhiều chuyến tàu độc đáo giúp du khách được trải nghiệm những cảm giác rất thú vị. Chuyến tàu sau đây là một ví dụ. Đây là chuyến tàu leo núi, duy nhất tại khu vực miền Bắc, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018. Ở thời điểm đó, nó còn được xác nhận kỷ lục là "Chuyến tàu leo núi dài nhất Việt Nam".

photo-15-17210570470972057337586-1721104030090-17211040304861211876068.jpg

Ảnh DigiTicket

Chuyến tàu đang được nhắc tới là tàu hỏa leo núi Mường Hoa, nối liền thị trấn Sa Pa với ga đi cáp treo Fansipan. Theo đơn vị cung cấp dịch vụ, chuyến tàu góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm Sa Pa đến ga cáp treo chỉ còn 6 phút, thay vì 15-20 phút đi bằng ô tô, xe máy trên đường núi hiểm trở. Đồng thời, nó tô điểm thêm cho bức tranh du lịch Sa Pa trở nên sống động, màu sắc hơn, trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

Chuyến tàu hỏa leo núi đạt kỷ lục Việt Nam

Thời gian chính xác chuyến tàu hỏa leo núi Mường Hoa ra mắt và chính thức đi vào hoạt động là ngày 31 tháng 3 năm 2018. Tổng quãng đường tàu sẽ phải đi qua chỉ kéo dài khoảng 2km, đi ở độ cao 1600m. Như đã nói ở trên, nếu đi đường bộ, thời gian và công sức du khách phải bỏ ra sẽ nhiều hơn.

Có 2 toa tàu để phục vụ vận chuyển hành khách chiều đi và chiều về. Mỗi toa dài 20m, rộng 3m, được sản xuất và thiết kế hoàn toàn bởi một nhà sản xuất có tiếng của Thụy Điển. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thông tin thêm, tốc độ di chuyển tối đa của tàu là 10m/giây, sức chứa tối đa 200 người, công suất đạt 2000 khách/giờ

photo-14-17210570439821881426331-1721104031214-17211040314961633545742.jpg

Có 2 toa tàu phục vụ việc vận chuyển hành khách lên và xuống ở đường sắt Mường Hoa (Ảnh Traveloka)

Vào thời điểm xuất hiện, tàu leo núi Mường Hoa được xác nhận là "Chuyến tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam". Cho đến nay, nó vẫn được nhắc tới như một trong những tuyến đường sắt hiện đại bậc nhất của khu vực miền Bắc nói riêng hay trên cả nước nói chung.

Trải nghiệm "như nước ngoài" trên chuyến tàu Mường Hoa

Tính đến nay, tàu leo núi Mường Hoa đã đi vào hoạt động được 6 năm. Và nó đã trở thành một trong những điểm nhấn đặc sắc khiến du khách ấn tượng khi nhắc về "mảnh đất trong sương" Sa Pa.

Trên các diễn đàn du lịch, không ít du khách phải dành lời khen, ngợi ca cho chuyến tàu. Không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển, chuyến tàu còn giúp du khách có những trải nghiệm "không thua kém gì so với nước ngoài". Hoàng Thu Huyền, nữ du khách trẻ đến từ hà Nội chia sẻ hình ảnh trong chuyến đi của mình trên tàu Mường Hoa cùng dòng trạng thái: "Thụy Sĩ phiên bản Việt".

photo-13-1721057042917830278611-1721104032045-17211040321412034270136.jpgphoto-12-17210570417731595066359-1721104032684-17211040328431256901583.jpg
photo-11-1721057039853515134419-1721104033544-17211040354431841137378.jpg
Du khách so sánh cảnh đẹp khi đi tàu leo núi Mường Hoa như một "Thụy Sĩ thu nhỏ" (Ảnh Hoàng Thu Huyền)

Cụ thể, trong 6 phút của chuyến hành trình, du khách sẽ được thong thả phóng tầm mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của núi rừng Sa Pa. Khoảnh khắc này sẽ trở nên đẹp hơn bao giờ hết khi du khách đi vào đúng thời điểm các loài hoa nơi đây đua nhau nở rộ như hoa đỗ quyên, hoa tam giác mạch, hoa mận, hoa mơ, hoa đào, hoa cải vàng; hay thời điểm những thửa ruộng bậc thang vào độ chín vàng; hay lúc màn sương mờ mờ ảo ảo, như đang ôm trọn lấy thiên nhiên đất trời, để lộ những bản làng dân tộc ở xa xa...

photo-10-17210570382841849340575-1721104036113-1721104036341965805742.jpgphoto-9-17210570367581443944331-1721104037371-1721104037497499828686.jpgphoto-8-1721057035813587726199-1721104038188-17211040384721966577260.jpg
photo-7-17210570347052031626977-1721104039349-17211040394691511493565.jpgphoto-6-17210570336031672491227-1721104040051-17211040402391564434892.jpg
photo-5-17210570319641700010467-1721104042134-1721104042302167412853.pngphoto-4-17210570310491061229628-1721104043114-17211040433631527203265.jpg
Mọi du khách đều thích thú với loạt cảnh đẹp trong gần 10 phút trải nghiệm tàu leo núi Mường Hoa (Ảnh ST)

Trải nghiệm "như nước ngoài" dành cho du khách còn được thể hiện qua thiết kế bên trong các toa tàu của chuyến tàu leo núi Mường Hoa. Nội thất tàu mang đậm nét cổ điển, lịch lãm của thiết kế Châu Âu. Có thể kể tới như hệ thống chiếu sáng, những chiếc quạt trần cổ, hàng ghế gỗ hay những chi tiết kim loại mạ vàng được điểm xuyết, chấm phá ở từng khu vực.

Đặt chân tới đích - tức là ga tàu, du khách cũng như được hòa vào không gian một ga tàu nào đó ở Thụy Điển, Thụy Sĩ. Ga được thiết kế đồng nhất theo đoàn tàu với các mái vòm, trần cao, 2 tông màu đen trắng kết hợp và những chi tiết trang trí mô phỏng hình ảnh đường ray, bánh lái, huy hiệu...

photo-3-17210570299691113163822-1721104044527-1721104045784658293420.jpg

Bên trong con tàu (Ảnh Halo Travel)

photo-2-1721057028974280945350-1721104046833-17211040470091379784418.jpgphoto-1-17210570262372116061878-1721104049676-17211040498491863722037.jpg
Thiết kế ga tàu cũng khiến du khách liên tưởng đến một Châu Âu thu nhỏ (Ảnh VNPAY)

Chuyến tàu leo núi Mường Hoa đã, đang và sẽ luôn là niềm tự hào của du lịch của thị trấn Sa Pa. Theo thông tin chính thức trên trang chủ của đơn vị cung cấp, giá vé tàu cập nhật mới nhất năm 2024 khứ hồi (chiều đi và chiều về) là 180.000 đồng/vé. Du khách tốt nhất nên đặt vé từ sớm để tránh tình trạng hết chỗ và chọn được khung giờ di chuyển phù hợp.

Tàu hỏa leo núi là loại hình vận chuyển ra đời từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI tại Áo. Trước tàu leo núi Mường Hoa ở Sa Pa, Việt Nam đã từng có một chuyến tàu leo núi khác cũng ấn tượng không kém. Đó là chuyến tàu leo núi lên Bà Nà Hills ở Đà Nẵng. Đây cũng chính là chuyến tàu leo núi đầu tiên ở Việt Nam, đưa vào hoạt động vào cuối tháng 4 năm 2014.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022