Một bà mẹ trẻ đã chia sẻ câu chuyện về cậu con trai của mình trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và cung cấp kiến thức) như sau:

Đưa con qua nhà họ hàng chơi, thằng bé mới 3 tuổi, thấy người lạ nên sợ sệt, cứ ngồi yên một chỗ. Người cô của tôi nhìn thấy chỉ lắc đầu nói:

“Thằng bé này lớn lên chắc chắn sẽ bị người ta ăn hiếp. Trẻ nhỏ nên nghịch ngợm, mạnh dạn một chút, chứ cứ sợ hãi, khờ khạo thế này thì chẳng có tiền đồ”.

Tôi nghe vậy mặc dù khó chịu trong lòng nhưng không nói tiếng nào. Về nhà nghĩ lại chỉ thấy tội nghiệp cho con.

Thật ra con trai tôi không khờ, thậm chí còn cứng đầu là đằng khác. Nhưng chỉ có một khuyết điểm duy nhất là sợ người lạ. Thế mà lại trở thành đứa bé không có tiền đồ theo như cách bà cô kia nói.

Tôi luôn cố gắng rèn cho con trở nên bình tĩnh và mạnh dạn hơn trước người lạ, nhưng quá trình này không phải ngày một ngày hai, mà cần thời gian.

Giá như tôi biết cách phản biện lại cách nói của bà cô, vì tôi nghĩ không có bậc cha mẹ nào có thể chịu đựng được khi ai đó nói điều không tốt về con cả.

oig3rux-1706336235135490892119-1706359830126-17063598308071586131370.jpg

Làm cha mẹ, hẳn ai cũng không muốn con mình bị chịu thiệt, trở thành đối tượng trong các cuộc “trà dư tửu hậu” của người ta, từ đó mà ra sức bảo vệ.

Đặc biệt là trong giai đoạn con còn nhỏ, mọi hành vi và thói quen đang cần được rèn giũa và học tập từ từ, gắn cái mác “sai trái và không hiểu chuyện” cho con thật sự quá oan uổng.

Trong xã hội ngoài kia, có không ít cha mẹ sẽ ra mặt bảo vệ con ngay mỗi khi thấy con bị người ta đánh giá. Song không phải cứ bảo vệ con đều là đúng, cũng phải tùy thuộc vào tình hình để đưa ra sự che chở đúng đắn nhất.

Tham khảo 7 tình huống dưới đây, bạn sẽ nhận ra việc bảo vệ con trước những lời không tốt của người khác không phải chuyện quá khó:

oig3-1706336235216385173464-1706359831652-17063598318261512900235.jpg

1. Khi người khác nói: “Con của bạn hướng nội quá”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Thằng bé không phải hướng nội, chỉ là hơi không nhiệt tình mà thôi. Nó rất cởi mở với những người mình thích”.

2. Khi người khác nói: “Con bạn nhỏ nhen quá vậy, không biết cách chia sẻ gì cả”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Con tôi không nhỏ nhen. Đây là đồ chơi của nó, thằng bé có quyền chọn việc có nên chia sẻ với người khác hay không. Nếu có bạn muốn mượn chơi, cần phải được chính con đồng ý mới được”.

3. Khi người khác nói: “Con của bạn không hiểu phép tắc lịch sự, gặp người khác không biết chào”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Thằng bé ở nhà rất hiểu chuyện, vì bạn là người lạ nên nó mới không chào, quen rồi thì nó sẽ chủ động chào hỏi bình thường”.

4. Khi người khác nói: “Sao con bạn khờ thế, học lâu như vậy mà không hiểu được”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Thằng bé không khờ cũng không ngốc nghếch. Con làm chuyện gì cũng rất nghiêm túc. Đây có thể không phải là sở trường của nó, nên phải mất thời gian hơn để tiếp thu hơn người khác. Chỉ cần con chăm chỉ và không bỏ cuộc thì cuối cùng cũng học được mà thôi”.

oig39ux3vkeclti7n8-1706336235051116446546-1706359832507-1706359832676858873880.jpg

5. Khi người khác nói: “Con của bạn trông không được xinh đẹp lắm”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Đẹp và xấu cũng tùy thuộc vào quan niệm thẩm mỹ của mỗi người. Trong mắt tôi con mới là người đẹp nhất. Mà quan trọng hơn cả là, tôi sẽ dạy con nên người, hiểu chuyện và có ích cho xã hội”.

  • emotionally-messy-parents-170591706685213393994-1705991022969-17059910233401517197460-0-48-765-1272-crop-17059910841571939760485.jpg

    Lợi ích kỳ lạ của những đứa trẻ có cha mẹ "thiếu hoàn hảo": Mạnh mẽ lên, sai ta được phép làm lại!

6. Khi người khác nói: “Con của bạn yếu ớt quá, động một chút là khóc ngay”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Không phải con yếu ớt hay hèn nhát. Mà vì tôi đã dạy con rằng đừng cố gắng mạnh mẽ trước mặt bố mẹ, vì hiện tại và sau này, những lúc cần con phải kiên cường nhiều vô số kể”.

7. Khi người khác nói: “Con của bạn không có chủ kiến gì cả, chuyện gì cũng học theo người khác”.

Bố mẹ trí tuệ trả lời: “Không phải con không có chủ kiến của riêng mình, mà vì con thích kết bạn. Con cảm thấy dùng cách này mới dễ dàng được các bạn khác chơi cùng”.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022