Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tiền thân là Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia, thành lập năm 1959. Năm 1964, Nhà hát giao hưởng hợp xướng Nhạc Vũ Kịch Việt Nam được hình thành với sự tăng cường của các diễn viên múa và hát đơn ca. Năm 1985, do tách dàn nhạc để thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, nên Nhà hát chính thức đổi tên thành Nhà hát Nhạc, Vũ kịch Việt Nam.

467471160_942404721323600_4629288776424520436_n.jpg
Carmen - tác phẩm Opera kinh điển của thế giới được dựng và biểu diễn lại thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng

Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), ngay từ khi thành lập, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người trực tiếp cầm đũa chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng hát “Bài ca kết đoàn” ngày 3 tháng 9 năm 1960 tại Hà Nội.

Trong lĩnh vực Opera và Ballet, Nhà hát ngày càng khẳng định vị trí cánh chim đầu đàn trong nghệ thuật hàn lâm khi ra mắt nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới khán giả được ra mắt khán giả trong nước và quốc tế như vở Ballet Hồ Thiên Nga, Gissele, Romeo và Juliet, Kẹp hạt dẻ, Chim lửa, Hàm lệ minh châu, Đông Hồ, Dó… các tác phẩm Opera kinh điển của thế giới như Trường học tình yêu, Madame Butterfly, Đêm Opera, Người Hà lan bay, La Boheme, Carmen, Maria in Buenos Aires, Rusticana, La Traviata, Công nữ Anio,… hay của Việt Nam như Cô Sao, Bên bờ sông Kroong Pa, Người tạc tượng, Lá đỏ, Huyền Diệu Biển, Bài ca tình yêu, Khát vọng đỏ… đến các chương trình nghệ thuật để lại tiếng vang lớn như Around the workd, Rock Symphony, Best of Tchaikovsky, Đại hợp xướng Vì hòa bình, Đêm huyền ảo….

Đặc biệt vở Ballet Hồ Thiên Nga với đầy đủ 4 màn dựng lại sau 35 năm vắng bóng đã được chọn trong top 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiêu biểu năm 2019. Chương trình Rock Sympony được chọn vào danh sách ứng cử giải Cống hiến năm 2024.

NSUT Trần Ly Ly, Nguyên Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định: “Thời kì này chính là thời kì chúng tôi phải nghĩ về những tác phẩm mang tính đột phá. Những tác phẩm mang tính đột phá của thời đại bây giờ không phải làm theo lối người ta nghĩ nó nên thế mà phải có những tác phẩm có sự tiếp biến đối với xã hội đương thời. Với tinh thần ấy, tôi nghĩ rằng làm sao phải có những tác phẩm để cả 3 đoàn: đoàn nhạc, đoàn hát, đoàn vũ kịch đồng thời thể hiện năng lực một cách tốt nhất”.

Song song với các chương trình phục vụ khán giả trong và ngoài nước, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam còn tích cực tham gia chủ trì, xây dựng và thực hiện nhiều chương trình phục vụ mục đích chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước như Điện Biên Phủ không bao giờ quên, Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, Bản hùng ca bất diệt kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ và 70 năm ngày ký hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam tại Quảng Trị, chương trình nghệ thuật kỷ niệm quốc khánh nước CHXHCNVN, chương trình nghệ thuật chào đón phái đoàn cấp cao của nước CHDCND Lào… hay các chương trình nghệ thuật trong tuần lễ văn hóa Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới…

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022