Trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc có tổng cộng hơn 400 vị Hoàng đế. Mệnh lệnh của Hoàng đế là tối cao mà ít người có thể lay chuyển được. Người đời sau tin rằng Hoàng đế cổ đại luôn đi liền với hai chữ "vô tình".
Trong lịch sử có một nữ nhân bất hạnh gặp phải một vị Hoàng đế nhẫn tâm, nàng lớn lên cùng Hoàng đế nhưng cuối cùng lại bị ban chết. Nàng là Ất Phất Hoàng hậu, vị hoàng hậu đầu tiên của Văn Đế Nguyên Bảo Cự, nước Tây Ngụy.
Cung nữ khiến Từ Hi Thái hậu phải hành lễ: Xuất thân thấp kém nhưng từng là nữ nhân duy nhất trong hậu cung được Hoàng đế sủng hạnh
Loạt ảnh quý giá phản ánh chân thật cuộc sống người Trung Quốc trong giai đoạn biến động vào cuối thời nhà Thanh
Nữ nhân may mắn nhất thời cổ đại: Cơ duyên đưa đẩy từ nha hoàn trở thành Hoàng hậu, cuộc sống nhung lụa gần như là Võ Tắc Thiên thứ 2
Tổ tiên của Ất Phất Hoàng hậu là thủ lĩnh của tộc Thổ Dục Hồn, sau này trở thành chư hầu của Bắc Ngụy. Cha của nàng là tiết độ sứ Ất Phất Viện còn mẹ là Hoài Dương Công chúa, con gái của Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế.
Từ nhỏ Ất Phất thị đã rất thông minh lanh lợi, được cha mẹ vô cùng yêu thương. Ất Phất thị lớn lên cùng Nguyên Bảo Cự, cảm tình không hề ít. Năm 525, nàng thành thân với Nguyên Bảo Cự khi chỉ mới 15 tuổi. Nguyên Bảo Cự vô cùng sủng ái nàng, sau khi trở thành Hoàng đế, ông đã lập nàng thành Hoàng hậu, thụy hiệu Văn Hoàng hậu.
Trở thành Hoàng hậu, nàng luôn hỗ trợ Nguyên Bảo Cự mọi mặt. Đối với các phi tần trong hậu cung, Hoàng đế muốn sủng ái người nào, nàng cũng không đố kỵ. Ất Phất thị là người có đức hạnh, thích lối sống giản dị và không dùng trang phục, trang sức đắt tiền. Chính vì thế, trong lòng Hoàng đế, Ất Phất thị luôn gây một ấn tượng sâu sắc.
Trong vòng 13 năm, hai người đã sinh ra 12 người con, nhưng chỉ có 2 con trai Nguyên Khâm và Nguyên Mậu còn sống đến tuổi trưởng thành.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, vào thời điểm đấy, thế lực của Nguyên Bảo Cự rất yếu, mọi quyền lực trong triều đình rơi vào tay của các đại thần nắm giữ. Năm 538, Tây Ngụy đối mặt với sự tấn công của Nhu Nhiên, một liên minh các bộ lạc du mục ở biên giới phía Bắc. Để xoa dịu tình hình giặc trong thù ngoài, Nguyên Bảo Cự muốn cưới Công chúa của Nhu Nhiên là Uất Cửu Lư thị.
Tuy nhiên, Nhu Nhiên đưa ra yêu cầu, muốn thành thân thì phải tặng cho Uất Cửu Lư thị vị trí Hoàng hậu. Khi nghe tin này, Nguyên Bảo Cự vô cùng đắn đo, bởi ông và Ất Phất thị đã ở bên nhau từ bé, tình cảm không hề tệ. Nhưng vào khoảnh khắc cuối cùng, Hoàng đế vẫn lựa chọn chuyện có lợi cho giang sơn xã tắc.
Nguyên Bảo Cự hạ chỉ phế hậu, chuyển Ất Phất thị đến Biệt cung, xuất gia thành ni cô. Sau đó tổ chức hôn lễ với Uất Cửu Lư thị, lập nàng thành Hoàng hậu, thụy hiệu Điệu Hoàng hậu. Đây là Hoàng hậu thứ 2 của Tây Ngụy Văn đế Nguyên Bảo Cự. Hôn lễ này đã mang lại hòa bình cho Tây Ngụy một thời gian sau.
Ảnh minh họa.
Nhưng ngay cả khi Ất Phất thị đã trở thành một ni cô cũng không ảnh hưởng đến sự sủng ái của Hoàng đế với nàng, họ vẫn giữ liên lạc bí mật với nhau. Vẫn nuôi hi vọng sẽ có ngày đón Ất Phất thị về cung, Nguyên Cự Bảo dặn nàng đừng xuống tóc như những ni cô khác. Không ngờ, chuyện này đã truyền đến tai Uất Cửu Lư thị.
Công chúa Nhu Nhiên ghen tức với sự quan tâm của Hoàng đế với Ất Phất thị, uy hiếp ông phải giết chết Ất Phất thị nếu không sẽ viết thư cho cha mẹ để họ dẫn quân tiến đánh Tây Ngụy. Nguyên Bảo Cự không còn cách nào khác ngoài ban chết cho Ất Phất thị.
Nhưng khi Ất Phất thị biết được chuyện này đã không hề oán trách Hoàng đế, nàng cho rằng tất cả đều vì giang sơn. Nàng lẳng lặng trở về nơi ở và treo cổ tự vẫn. Ất Phất thị mất ở tuổi 31. Không lâu sau, Uất Cửu Lư thị cũng qua đời trong lúc sinh con.
Nguồn: Sohu