Viemphecau_1X_zing.jpg

Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, thông tin gần đây số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị các bệnh hô hấp có dấu hiệu tăng cao.

Viemphecau_1_zing_1.JPG

Khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh hiện điều trị khoảng 80 trẻ, các phòng bệnh đều kín giường.

Viemphecau_4_zing.JPG

Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Phó khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh, cho biết phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp như sốt cao, ho, khò khè, khó thở, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tiêu chảy... Tuy nhiên, số trẻ mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng 1/4 tổng số bệnh nhi. Đây là căn nguyên hàng đầu gây bệnh ở trẻ nhỏ và các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mọi nhóm tuổi.

Viemphecau_6_zing.JPG

Theo bác sĩ Sang, bệnh nhi nhỏ nhất tại khoa chỉ mới 2 tháng tuổi. Đây là một cặp sinh đôi bị biến chứng suy hô hấp, viêm phổi phải thở oxy. Trước đó, gia đình tự điều trị 2-3 ngày trẻ đã chuyển nặng và đưa con tới nhập viện trong tình trạng khó thở, ăn kém, sốt nhẹ. "Các bệnh nhân suy hô hấp do virus hợp bào hô hấp đa phần gặp ở các bạn nhỏ 1-2 tháng. Virus này gây biến chứng suy hô hấp, viêm phổi rất nhanh, đặc biệt với các bạn nhỏ có hệ miễn dịch kém", bác sĩ Sang nói.

Viemphecau_2_zing.JPG

Chị Phương Anh (trú tại Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) giữ chặt con gái 4 tháng tuổi để bác sĩ tiêm thuốc. Đây là ngày thứ 5 trẻ nhập viện nhưng chưa có tiến triển nhiều. "Ở nhà, con chỉ ho và sốt nhẹ tôi đã đưa con đi khám ngay. Kiểm tra tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bé được chẩn đoán mắc RSV nhưng viện hết giường nên tôi đưa con sang Bệnh viện Thanh Nhàn. Hiện bé ăn kém khiến tôi rất lo lắng", bà mẹ tâm sự.

Viemphecau_3_zing.JPG

Bà mẹ 3 con cho hay có thể bé lây bệnh từ các anh chị đang đi học mầm non. Tại lớp con chị theo học, gần 10 trẻ nhiễm virus phải nghỉ học. Hai bé lớn của chị Phương Anh cũng ốm sốt nhưng gia đình tự điều trị tại nhà đã khỏi.

Viemphecau_5_zing.JPG

Ở giường bên, anh Vũ Cao Bình (trú tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) đang thay ca trông con cho vợ. Anh cho hay con bắt đầu với biểu hiện ho tăng dần, sau 3 ngày, trẻ xuất hiện thêm sốt. Mẹ bé có cho uống thuốc nhưng không đỡ. Gia đình đưa con đi khám ở phòng khám tư và được hướng dẫn nên nhập viện. Sau một ngày điều trị, bé trai 2 tuổi này đã giảm ho, đỡ mệt.

Viemphecau_7_zing_1_.JPG

Phó khoa Nhi và đơn nguyên sơ sinh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết việc điều trị bệnh do virus này gây ra với trẻ khá khó khăn. Dù không phải là một loại virus mới nhưng đã có nhiều nghiên cứu và thống kê cho thấy RSV gây bệnh nặng với trẻ nhỏ, nhất là với bé dưới 6 tháng tuổi.

Viemphecau_8_zing.JPG

"Bệnh lây rất nhanh vì dễ dàng phát tán trong không khí thông qua các giọt bắn mang mầm bệnh do người bệnh phát tán ra hay qua các dịch tiết của đường hô hấp… Vì vậy, bệnh viện đã sắp xếp bệnh nhi cùng bệnh lý do virus RSV ở chung một phòng để tránh tình trạng lây chéo", bác sĩ Mai Sang cho hay.

Viemphecau_10_zing.JPG

Theo bác sĩ Sang, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ cần cho trẻ đi khám khi thấy con có biểu hiện như sốt cao từ hai ngày trở lên, ho, khò khè, chảy mũi kéo dài, nôn, tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được thăm khám sớm hơn.

Viemphecau_9_zing.JPG

"Hiện chưa có thuốc đặc hiệu đối với nhiễm trùng do RSV. Các bác sĩ vẫn áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, hỗ trợ, nâng cao thể trạng. Trường hợp nguy cơ cao diễn biến nặng, người dân nên tiêm dự phòng kháng thể đơn dòng vào mùa dịch; tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine; đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt; áp dụng nguyên tắc 5K", bác sĩ Sang khuyến cáo.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022