1-JPG-1686116864.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pkjzIddAfGcW079aOYQDiw

Sáu con hổ được nuôi nhốt tại một gia đình ở phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên từ năm 2005 được bàn giao cho Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội ngày 7/6. Đây là những con hổ cuối cùng được cứu hộ tại tỉnh này. Thời gian cứu hộ dự kiến trong 5 ngày.

Sáu con hổ được nuôi nhốt tại một gia đình ở phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên từ năm 2005 được bàn giao cho Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội ngày 7/6. Đây là những con hổ cuối cùng được cứu hộ tại tỉnh này. Thời gian cứu hộ dự kiến trong 5 ngày.

2-JPG-1686116866.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=89n5bqvdavUwiSCLc0yC7Q

Hơn hai tháng trước, các chuyên gia và thành viên của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã khảo sát, đánh giá sức khỏe của từng cá thể. Sau đó, lên phương án cứu hộ, tính toán kích thước cửa chuồng trại, thiết kế lồng chuyên dụng, cách chuyển giao an toàn.

Hơn hai tháng trước, các chuyên gia và thành viên của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội đã khảo sát, đánh giá sức khỏe của từng cá thể. Sau đó, lên phương án cứu hộ, tính toán kích thước cửa chuồng trại, thiết kế lồng chuyên dụng, cách chuyển giao an toàn.

3-JPG-1686116867.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Zjp98isCoqHLIyDprThu8A

Ba hổ đực, ba hổ cái được nhốt trong 5 chuồng cao 3 m, diện tích hơn 300 m2. Hổ được xét nghiệm DNA để theo dõi nhưng không gắn chip.

Ba hổ đực, ba hổ cái được nhốt trong 5 chuồng cao 3 m, diện tích hơn 300 m2. Hổ được xét nghiệm DNA để theo dõi nhưng không gắn chip.

4-JPG-1686116868.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RpgDTMg5FjWuQQQxzSd1iw

Thời tiết của ngày cứu hộ nắng nóng nên phương án được chọn là ghép chuồng. Từng con hổ được dồn vào các lồng chung để đảm bảo không gian và an toàn cho người cứu hộ.

Ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội cho biết, gần 20 người được huy động để cứu hộ. "Việc này khá tốn kém và mất công sức nhưng đảm bảo hổ được cứu hộ an toàn nhất. Trước đây, cứu hộ hổ thường sử dụng phương pháp gây mê, tuy nhiên với thời tiết nắng nóng rất dễ rủi ro".

Thời tiết của ngày cứu hộ nắng nóng nên phương án được chọn là ghép chuồng. Từng con hổ được dồn vào các lồng chung để đảm bảo không gian và an toàn cho người cứu hộ.

Ông Lương Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội cho biết, gần 20 người được huy động để cứu hộ. "Việc này khá tốn kém và mất công sức nhưng đảm bảo hổ được cứu hộ an toàn nhất. Trước đây, cứu hộ hổ thường sử dụng phương pháp gây mê, tuy nhiên với thời tiết nắng nóng rất dễ rủi ro".

5-JPG-1686116869.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UvkpX9JtAmrNrdtsv3aspA

Ông Nguyễn Khắc Thường (chủ của đàn hổ) dùng thịt gà làm mồi dụ hổ vào khu nhà để khoảng sân phía sau là nơi dựng lồng ghép. Hàng ngày, ông là người duy nhất chăm sóc và cho đàn hổ ăn.

"Gần 20 năm, coi chúng như con, nhưng tuổi ngày càng cao, sức khoẻ không ổn định nên gia đình tự nguyện chuyển giao cho địa chỉ tin cậy để gửi nuôi hổ đến hết đời", ông Thường nói.

Ông Nguyễn Khắc Thường (chủ của đàn hổ) dùng thịt gà làm mồi dụ hổ vào khu nhà để khoảng sân phía sau là nơi dựng lồng ghép. Hàng ngày, ông là người duy nhất chăm sóc và cho đàn hổ ăn.

"Gần 20 năm, coi chúng như con, nhưng tuổi ngày càng cao, sức khoẻ không ổn định nên gia đình tự nguyện chuyển giao cho địa chỉ tin cậy để gửi nuôi hổ đến hết đời", ông Thường nói.

7-JPG-1686116872.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0-kwsaKpSalvcLwC0Kt6jg

Các nhân viên cứu hộ ghép hai chiếc lồng vào nhau, ở giữa có một lối đi dài gần 3 m bằng lưới sắt để dẫn dụ hổ từ khu nhà sang lồng chuyên dụng.

Các nhân viên cứu hộ ghép hai chiếc lồng vào nhau, ở giữa có một lối đi dài gần 3 m bằng lưới sắt để dẫn dụ hổ từ khu nhà sang lồng chuyên dụng.

8-JPG-1686116873.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8iLzfa2pf-KHsw_x-elkVg

Sau khi hoàn thành ghép lồng, nhân viên dùng thịt bò và thịt gà để dụ hổ sang. Sau hơn 5 tiếng đồng hổ vẫn chưa tự di chuyển sang lồng ghép, một phần vì lạ chuồng, căng thẳng. Nhân viên cứu hộ vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Khi hổ di chuyển sang lồng sẽ kéo ròng rọc để đón cửa chuồng.

Sau khi hoàn thành ghép lồng, nhân viên dùng thịt bò và thịt gà để dụ hổ sang. Sau hơn 5 tiếng đồng hổ vẫn chưa tự di chuyển sang lồng ghép, một phần vì lạ chuồng, căng thẳng. Nhân viên cứu hộ vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Khi hổ di chuyển sang lồng sẽ kéo ròng rọc để đón cửa chuồng.

9-JPG-1686116874.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dmZQ6ApAo26479lwYnqwLA

Gần 12 h ngày 7/6, con hổ đầu tiên vào lồng ghép. Thời tiết 37 độ C cùng với việc có nhiều người lạ khiến con hổ đực tỏ vẻ căng thẳng liên tục quay vòng tròn trong lồng.

Gần 12 h ngày 7/6, con hổ đầu tiên vào lồng ghép. Thời tiết 37 độ C cùng với việc có nhiều người lạ khiến con hổ đực tỏ vẻ căng thẳng liên tục quay vòng tròn trong lồng.

10-JPG-1686116875.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3GMnMZjdZxrMo9HcOvOSOQ

Do các chuồng được làm bằng sắt và thiết kế thông minh nên hổ vào chuồng sẽ cố định một tư thế để không gây nguy hiểm cho người cứu hộ.

Do các chuồng được làm bằng sắt và thiết kế thông minh nên hổ vào chuồng sẽ cố định một tư thế để không gây nguy hiểm cho người cứu hộ.

11-JPG-1686116877.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=20pZE3kt6m5a5m7xr442tQ

Hổ ghép lồng thành công được đưa vào trong khu riêng biệt, nhân viên dùng bạt đen phủ ngoài lồng nhằm giảm bớt căng thẳng.

Theo đánh giá, đây là những con hổ có bản tính hiền, gần gũi con người nhiều nên dễ dàng chuyển ghép lồng, những con còn lại sẽ được cứu hộ trong những ngày tới.

Hổ ghép lồng thành công được đưa vào trong khu riêng biệt, nhân viên dùng bạt đen phủ ngoài lồng nhằm giảm bớt căng thẳng.

Theo đánh giá, đây là những con hổ có bản tính hiền, gần gũi con người nhiều nên dễ dàng chuyển ghép lồng, những con còn lại sẽ được cứu hộ trong những ngày tới.

L1009991-JPG-1686119892.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-9uKfH9tHNZlzyxBo3iQLQ

Con hổ đầu tiên được cẩu lên xe, bên dưới gầm chuồng lót đá lạnh, trên nóc phủ nhiều lớp lá để làm mát trong quá trình di chuyển về Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội.

Hiện đã cứu hộ được 4 con. Các chuyên gia cứu hộ đang đợi 2 con còn lại bình tĩnh hơn để dụ vào chuồng chuyên dụng.

Con hổ đầu tiên được cẩu lên xe, bên dưới gầm chuồng lót đá lạnh, trên nóc phủ nhiều lớp lá để làm mát trong quá trình di chuyển về Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội.

Hiện đã cứu hộ được 4 con. Các chuyên gia cứu hộ đang đợi 2 con còn lại bình tĩnh hơn để dụ vào chuồng chuyên dụng.

cuu-ho-sau-con-ho-o-thai-nguyen-1686120941_900x540.jpg
Cứu hộ sáu con hổ ở Thái Nguyên

Ngọc Thành

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022