20220819_nid_bone_2.jpg

Năm 2004, Gloria Mark, giáo sư tin học tại Đại học California, Irvine, đã quan sát những nhân viên bàn giấy trải qua một ngày điển hình tại văn phòng. Sử dụng đồng hồ bấm giờ, bà ghi lại mỗi lần họ chuyển đổi tác vụ trên máy tính, giữa excel, email và các trang web khác nhau.

Mark nhận thấy rằng mọi người chỉ dành trung bình 2,5 phút tập trung một tác vụ nhất định trước khi chuyển sang tác vụ khác. Khi lặp lại thí nghiệm vào năm 2012, thời gian trung bình mà nhân viên văn phòng dành cho một tác vụ đã giảm xuống còn 75 giây, và tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

“Khoảng thời gian tập trung của chúng ta khi sử dụng máy tính và điện thoại thông minh đã trở nên cực kỳ ngắn, hiện nay trung bình mỗi người chỉ dành khoảng 47 giây tập trung cho bất kỳ màn hình nào”, Mark viết trong cuốn sách mới về cách giữ tập trung và năng suất.

Thông thường, các thiết bị kỹ thuật số là nguyên nhân gây xao nhãng. Cứ vài phút lại xuất hiện các thông báo tương tác từ mạng xã hội hay thông báo từ các ứng dụng trên điện thoại thông minh.

20220817_on_chewing_australopithecus_afarensis.jpg

Với nhiều yếu tố gây xao nhãng, thời gian tập trung trung bình của một người ngày càng ngắn. Ảnh: Core77.

Chuyên gia cho biết có những cách để giành lại sự tập trung. Người dùng không cần từ bỏ hoàn toàn các thiết bị công nghệ, nhưng cần tự kiềm chế và tránh dùng thiết bị một cách vô thức.

Tìm ra nguyên nhân mất tập trung

Thông báo là một trong những nguyên nhân gây mất tập trung. Những tiếng chuông và rung nhắc kiểm tra tin nhắn, email hoặc mạng xã hội thu hút sự chú ý của người dùng thiết bị khỏi tác vụ đang thực hiện.

Mark giải thích điều này là do bộ não con người tiến hóa để chú ý đến những dấu hiệu mới lạ, do đó rất khó để lờ đi những thông báo phát tiếng hoặc rung vì chúng "khác thường" so với bối cảnh chung. Thậm chí, nếu cố lờ đi các thông báo, người dùng thiết bị còn trở nên bồn chồn, lo lắng.

Trong một nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã đưa một nhóm người dùng điện thoại thông minh vào phòng thí nghiệm, đặt điện thoại của họ trong tầm mắt nhưng ngoài tầm với, và đặt thiết bị đo mức độ kích thích trên da.

Khi điện thoại phát rung hoặc chuông thông báo, mức độ kích thích của những người tham gia tăng vọt. “Họ cảm thấy cần phải trả lời tin nhắn đó hoặc ít nhất là xem ai gửi, nhưng họ không thể, và điều này khiến họ lo lắng", Larry Rosen, nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học bang California và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

20220817_on_china_research_lab_algae1.jpg

Thông báo là tính năng tiện lợi nhưng cũng liên tục thu hút sự chú ý, gây mất tập trung cho người dùng smartphone. Ảnh: The Next Web.

Tắt thông báo là một cách để tránh xao nhãng, nhưng chưa đủ để khắc phục hoàn toàn tình trạng mất tập trung. Trong nghiên cứu về nhân viên văn phòng, Mark phát hiện ra rằng những tác động bên ngoài chỉ là nguyên nhân của một nửa số lần gián đoạn chú ý, nửa còn lại được thúc đẩy bởi động lực bên trong, nhân viên tự muốn chuyển đổi tác vụ.

Chuyên gia cho rằng lý do đơn giản là chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi, vì bộ não không có khả năng tập trung trong thời gian dài.

“Chúng ta không thể giữ được sự chú ý liên tục trong một thời gian dài, giống như không thể nâng tạ cả ngày", Mark cho biết. Không có gì sai khi lướt mạng xã hội hoặc chơi một trò chơi lặp đi lặp lại như Candy Crush để nạp lại "năng lượng tập trung", vấn đề chỉ nảy sinh khi thời gian nghỉ trở nên dài hơn hoặc thường xuyên hơn mức cần thiết.

Cách tự kiềm chế khi sử dụng thiết bị công nghệ

Để tăng sức tập trung và tránh dành quá nhiều thời gian cho smartphone, Rosen khuyên hãy đặt ra những khoảng thời gian cụ thể cho tác vụ cần làm và giờ giải lao để dùng thiết bị.

Dung_smartphone_thumb_Phuong_Lam.jpg

Đặt ra một khoảng thời gian để làm việc và một khoảng thời gian để dùng thiết bị là một cách giúp tránh sử dụng smartphone quá đà. Ảnh: Phương Lâm.

Cụ thể, trước khi phải tập trung vào một tác vụ, hãy dành một hoặc 2 phút để kiểm tra tất cả các ứng dụng yêu thích, sau đó đặt hẹn giờ 15 phút, tắt tiếng điện thoại, úp điện thoại xuống và đặt sang một bên.

Đến hẹn 15 phút, dành thêm một hoặc 2 phút để xem điện thoại, đây là khoảng thời gian nghỉ giải lao để dùng smartphone. Lặp lại chu kỳ này 3 hoặc 4 lần rồi tăng thời gian tập trung cho tác vụ. Đây là cách tổ chức thời gian làm việc gần giống với kỹ thuật Pomodoro.

Mục tiêu là làm cho các lần "giải lao" thưa dần, cách nhau 20, 30 và thậm chí 45 phút. Rosen cho biết dấu hiệu cho thấy một người đã sẵn sàng tập trung làm việc lâu hơn là khi đến giờ "giải lao" mà họ vẫn muốn tiếp tục công việc thay vì xem điện thoại.

Một cách khác mà Mark đề xuất là chủ động suy nghĩ về việc sử dụng thiết bị công nghệ. Ví dụ, khi muốn mở Instagram, hãy tự hỏi tại sao? Bạn có cảm thấy kiệt sức và cần nghỉ ngơi để lấy lại khả năng tập trung không, ứng dụng có giúp bạn xả hơi không?

Sau vài phút, tự đặt câu hỏi lại để xem việc dùng ứng dụng có còn mang lại giá trị không. Nếu không, đã đến lúc quay lại làm việc.

Cả Mark và Rosen đều cho rằng việc "cự tuyệt" không dùng điện thoại hoặc sử dụng phần mềm để chặn một số trang web nhất định là không hữu ích. Với những cách làm mang tính cưỡng bức này, chuyên gia cho rằng người dùng sẽ quay lại thói quen cũ khi có cơ hội, và không cải thiện khả năng tự kiểm soát.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022