
Cửa tiệm do vợ chồng ông Đỗ Miễn - bà Nguyễn Thị Sự mở cửa từ năm 1946, được hậu thế duy trì kinh doanh cơm tấm và cafe đến giờ. Địa chỉ này cũng được đưa vào hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn do ông Trần Kiến Xương, con trai của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, thực hiện.
Cửa tiệm do vợ chồng ông Đỗ Miễn - bà Nguyễn Thị Sự mở cửa từ năm 1946, được hậu thế duy trì kinh doanh cơm tấm và cafe đến giờ. Địa chỉ này cũng được đưa vào hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn do ông Trần Kiến Xương, con trai của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, thực hiện.

Không gian hai tầng của quán cơm tấm được giữ nguyên vẹn kiến trúc xưa, với cửa gỗ đón sáng và sàn nhà lát gạch men. Thời kháng chiến chống Mỹ, ông Miễn - bà Sự cho cán bộ nằm vùng nội thành dùng quán ăn của mình làm điểm họp mặt, kết nối trao đổi thông tin. Đây là một trong các căn cứ Biệt động Sài Gòn do anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai quản lý.
Không gian hai tầng của quán cơm tấm được giữ nguyên vẹn kiến trúc xưa, với cửa gỗ đón sáng và sàn nhà lát gạch men. Thời kháng chiến chống Mỹ, ông Miễn - bà Sự cho cán bộ nằm vùng nội thành dùng quán ăn của mình làm điểm họp mặt, kết nối trao đổi thông tin. Đây là một trong các căn cứ Biệt động Sài Gòn do anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai quản lý.

Ông Trần Kiến Xương gọi quán cơm tấm là căn cứ giữa lòng địch trong thời chiến tranh, bởi vị trí đầy mạo hiểm. Phía sau nhà là sở cảnh sát, bên phải là nhà của Ngô Quang Trưởng (tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa), bên trái là bốt nhân dân tự vệ, đối diện là doanh trại lính Nam Hàn.
Ông Xương nói: 'Nghe cha tôi kể, bốn mặt là địch, các chiến sĩ của ta không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường. Họ hỏi thăm chuyện nhà cửa, gia đình; tỏ ra rất bình thản. Trong khi dưới gầm bàn, một người ghi giờ hẹn giao liên tài liệu; người kia cầm, đọc nhanh rồi nuốt luôn. Đầu óc họ phân chia một lúc nhiều việc, người Sài Gòn thời chiến là vậy, dân tộc mình là vậy'.
Ông Trần Kiến Xương gọi quán cơm tấm là căn cứ giữa lòng địch trong thời chiến tranh, bởi vị trí đầy mạo hiểm. Phía sau nhà là sở cảnh sát, bên phải là nhà của Ngô Quang Trưởng (tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa), bên trái là bốt nhân dân tự vệ, đối diện là doanh trại lính Nam Hàn.
Ông Xương nói: 'Nghe cha tôi kể, bốn mặt là địch, các chiến sĩ của ta không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường. Họ hỏi thăm chuyện nhà cửa, gia đình; tỏ ra rất bình thản. Trong khi dưới gầm bàn, một người ghi giờ hẹn giao liên tài liệu; người kia cầm, đọc nhanh rồi nuốt luôn. Đầu óc họ phân chia một lúc nhiều việc, người Sài Gòn thời chiến là vậy, dân tộc mình là vậy'.

Quán cơm tấm từ xưa tới nay bán kèm kim chi với mỗi phần cơm. Lý do là bởi quán phục vụ chủ yếu lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam trước 1975. Cũng vì thế, quán được đặt tên Cơm tấm Đại Hàn. Công thức cơm tấm của gia đình ông Miễn - bà Sự được duy trì đến hiện tại.
Mỗi phần cơm đầy đủ gồm cơm tấm rưới mỡ hành, sườn nướng, chả trứng hấp, trứng ốp la. Khi tổ chức tour Biệt động Sài Gòn, ông Xương nhận thấy đông khách Hàn Quốc thích món cơm tấm ăn kèm kim chi.
Quán cơm tấm từ xưa tới nay bán kèm kim chi với mỗi phần cơm. Lý do là bởi quán phục vụ chủ yếu lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam trước 1975. Cũng vì thế, quán được đặt tên Cơm tấm Đại Hàn. Công thức cơm tấm của gia đình ông Miễn - bà Sự được duy trì đến hiện tại.
Mỗi phần cơm đầy đủ gồm cơm tấm rưới mỡ hành, sườn nướng, chả trứng hấp, trứng ốp la. Khi tổ chức tour Biệt động Sài Gòn, ông Xương nhận thấy đông khách Hàn Quốc thích món cơm tấm ăn kèm kim chi.

Điểm nhấn của tiệm cơm tấm là hai căn hầm nổi bên trong. Một hầm nằm bên trái nhà (từ trong nhìn ra), dùng làm nơi lưu trữ tài liệu, thư từ, tiền vàng, thuốc Tây. Ảnh: Trần Kiến Xương
Điểm nhấn của tiệm cơm tấm là hai căn hầm nổi bên trong. Một hầm nằm bên trái nhà (từ trong nhìn ra), dùng làm nơi lưu trữ tài liệu, thư từ, tiền vàng, thuốc Tây. Ảnh: Trần Kiến Xương

Hầm còn lại nằm dưới đáy tủ quần áo ở góc cuối nhà, là chỗ giấu người và vũ khí, có lối thoát ra đường Trần Quang Khải - Hai Bà Trưng hoặc đường Nguyễn Văn Nguyễn.
Đồng chí Trần Văn Lai thiết kế hầm kín đáo, nhìn bằng mắt thường không thể nhận ra. Khi có chuyện xảy ra, cán bộ hoạt động cách mạng mở cửa tủ, bật nắp ván lên sẽ thấy sợi thang dây treo âm vào trong lòng tường đi xuống mặt đất và có một cửa thoát hiểm riêng đi ra ngoài hướng đường Trần Quang Khải một cách an toàn, địch khó phát hiện. Ảnh: Trần Kiến Xương
Hầm còn lại nằm dưới đáy tủ quần áo ở góc cuối nhà, là chỗ giấu người và vũ khí, có lối thoát ra đường Trần Quang Khải - Hai Bà Trưng hoặc đường Nguyễn Văn Nguyễn.
Đồng chí Trần Văn Lai thiết kế hầm kín đáo, nhìn bằng mắt thường không thể nhận ra. Khi có chuyện xảy ra, cán bộ hoạt động cách mạng mở cửa tủ, bật nắp ván lên sẽ thấy sợi thang dây treo âm vào trong lòng tường đi xuống mặt đất và có một cửa thoát hiểm riêng đi ra ngoài hướng đường Trần Quang Khải một cách an toàn, địch khó phát hiện. Ảnh: Trần Kiến Xương

Trong cửa tiệm hiện tại, nhiều bàn ghế, tủ, xe đạp, vật dụng giữa thế kỷ 20 được trưng bày, khơi gợi cảm thức hoài niệm cho khách.
Trong cửa tiệm hiện tại, nhiều bàn ghế, tủ, xe đạp, vật dụng giữa thế kỷ 20 được trưng bày, khơi gợi cảm thức hoài niệm cho khách.

Công tắc đèn, quạt đều là đồ cổ hơn nửa thế kỷ.
Công tắc đèn, quạt đều là đồ cổ hơn nửa thế kỷ.

Tầng hai của cửa tiệm dùng hoàn toàn gỗ cho cửa nhà, cột nhà, sàn nhà. Trần nhà cao đón nhiều sáng, tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ. Quá trình phục dựng cửa tiệm để làm điểm tham quan kết hợp kinh doanh ăn uống, đội ngũ của ông Trần Kiến Xương gặp nhiều khó khăn vì các trụ gỗ, thanh trần nhà, thanh sàn gác, các cánh cửa gỗ bị hư hại bởi mối mọt. Họ đi nhiều nơi mới tìm được các loại gỗ cũ còn tốt về cắt, bào, lắp ghép cho đúng chủng loại gỗ nguyên mẫu. Đồng thời, họ dùng kỹ thuật pha màu đánh nhám các sản phẩm, tạo vẻ ngoài cũ kỹ.
Ngoài tiệm Cơm tấm Đại Hàn, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn còn ba căn cứ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3; Trần Quang Khải, quận 1 và huyện đảo Cần Giờ. Gần 10 căn cứ khác cũng đã được ông Trần Kiến Xương phục dựng nhưng hiện chưa đưa mở cửa đón khách.
Tầng hai của cửa tiệm dùng hoàn toàn gỗ cho cửa nhà, cột nhà, sàn nhà. Trần nhà cao đón nhiều sáng, tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ. Quá trình phục dựng cửa tiệm để làm điểm tham quan kết hợp kinh doanh ăn uống, đội ngũ của ông Trần Kiến Xương gặp nhiều khó khăn vì các trụ gỗ, thanh trần nhà, thanh sàn gác, các cánh cửa gỗ bị hư hại bởi mối mọt. Họ đi nhiều nơi mới tìm được các loại gỗ cũ còn tốt về cắt, bào, lắp ghép cho đúng chủng loại gỗ nguyên mẫu. Đồng thời, họ dùng kỹ thuật pha màu đánh nhám các sản phẩm, tạo vẻ ngoài cũ kỹ.
Ngoài tiệm Cơm tấm Đại Hàn, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn còn ba căn cứ trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3; Trần Quang Khải, quận 1 và huyện đảo Cần Giờ. Gần 10 căn cứ khác cũng đã được ông Trần Kiến Xương phục dựng nhưng hiện chưa đưa mở cửa đón khách.
Bài và ảnh: Phong Kiều