Không phải bún bò hay cơm hến, ở Huế còn có một món đặc sản khiến nhiều người "ăn rồi nhớ mãi", đó là vịt lộn um bầu. Món ăn là sự kết hợp độc đáo giữa trứng vịt lộn vốn là món bình dân quen thuộc khắp ba miền với bầu non xanh mát, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn cả vị giác lẫn thị giác. Không chỉ ngon miệng, vịt lộn um bầu còn mang đậm dấu ấn Huế qua cách chế biến cầu kỳ và tinh tế, khiến ai từng thử qua cũng phải gật gù: Ăn vịt lộn kiểu Huế mới là sành!
Món ăn "trong truyền thuyết" của cố đô Huế
Huế không thiếu những món ngon trứ danh như bún bò, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm… nhưng ít ai ngờ rằng, một món dân dã như vịt lộn lại có thể được chế biến cầu kỳ, tinh tế đến vậy để trở thành một "đặc sản phải thử", đó chính là vịt lộn um bầu.




@diadiemanuong
Không giống kiểu luộc chấm muối tiêu chanh quen thuộc, vịt lộn ở Huế được "nâng tầm" với cách chế biến đậm chất miền Trung: Um với trái bầu non, mồng tơi, thêm nước dừa tươi, sả, hành, rau răm và nghệ. Kết quả là món ăn mang hương vị thanh mát, mềm dịu, thơm phức, và đặc biệt rất bắt mắt. Sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt tự nhiên của bầu, vị béo bùi của trứng vịt lộn và chút cay nồng từ các loại gia vị tạo nên một món ăn vừa đậm đà vừa thanh cảnh.
Từ dân dã thành nghệ thuật, món ăn hội tụ đủ ba yếu tố: Bổ dưỡng - thanh mát - bắt mắt. Trứng vịt lộn béo bùi, quyện với vị ngọt mát của bầu, mồng tơi, nước um sóng sánh, thơm lừng sả ớt, tiêu xanh và hành ngò… Tất cả hòa quyện trong một hũ sứ nhỏ, bưng ra bàn còn nghi ngút khói, tạo nên một khung cảnh ẩm thực rất Huế, rất "nịnh mắt".






Không khó để tìm thấy các clip review vịt lộn um bầu trên TikTok, YouTube hay Facebook với hàng trăm ngàn lượt xem. Tài khoản @trangchamruoc từng chia sẻ video thưởng thức món này ngay trên vỉa hè Huế, với lời nhận xét: "Ở Huế khuya mà đói bụng thì cứ đến đây ăn vịt lộn um bầu nóng hổi nè".
Không chỉ ngon miệng, vịt lộn um bầu còn đẹp mắt nhờ màu sắc hài hòa: Vàng sánh của nghệ, xanh non của bầu, đỏ hồng của ớt và trắng mềm của trứng. Đặt món ăn lên bát sứ hoặc tô đất, thêm vài cọng rau thơm là đã đủ để "sống ảo" cháy máy.
Cách làm món vịt lộn kiểu Huế

Theo hướng dẫn của VnExpress, về nguyên liệu, cần chọn trứng vịt lộn là những quả còn non mới bùi béo đúng vị.

Bầu nên chọn quả vừa mới có hạt non (không non quá hay già quá) khi nấu sẽ vừa độ giòn ngọt. Bầu đem gọt vỏ, cắt miếng khoảng 1 - 1,5 cm vừa ăn. Không nên cắt nhỏ quá vì bầu nấu nhanh chín, để lâu lại nhũn nát.

Trứng vịt lộn theo Đông y vốn có tính hàn tác dụng bổ huyết vì thế cần kết hợp thêm các gia vị mang tính nóng ấm như: rau răm cắt nhỏ, gừng thái sợi, hành, ớt, hạt tiêu để cân bằng âm - dương chống đầy hơi, chậm tiêu hóa trong cơ thể. Món trứng vịt om bầu xứ Huế còn cho thêm ớt bột và mắm ruốc Huế tạo nên hương vị đặc trưng, đặc biệt ăn không hề tanh.

Có thể luộc trứng trước giảm thời gian khi om vì bầu, mồng tơi nhanh chín. Tiếp theo cần: Phi thơm hành, ớt bột (điều chỉnh theo vị cay cá nhân), cho bầu vào xào sơ, nêm chút mắm ruốc Huế, muối, hạt nêm rồi trút trứng vịt vào. Thêm nước sôi vừa đủ ăn, đun bầu chín tới cho hành lá, rau răm, gừng thái sợi vào. Tắt bếp, múc ra, rắc chút hạt tiêu và thưởng thức.

Quả trứng còn giữ nguyên, không bị vỡ nát, vị bùi béo, không có mùi tanh. Bầu chín tới ngọt ngon, nước dùng đậm đà, dậy chút the cay từ ớt. Một số nơi còn cho thêm rau mồng tơi vào tạo dư vị riêng.

Khi ăn kèm thêm đĩa muối tiêu chanh chấm trứng vịt lộn.

GĐXH - Nhiều người tận dụng nước luộc thịt vì cho rằng chứa nhiều dưỡng chất, nhưng có người lo ngại nước luộc lẫn tạp chất, mất vệ sinh nên đổ đi.

GĐXH - Lòng, dạ dày, gan, tim, phèo… là những nguyên liệu quen thuộc, ngon miệng và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nội tạng động vật thường có mùi hôi đặc trưng và dễ nhớt, khiến nhiều người e ngại khi chế biến.