Tại sao khi sôi cháo lại trào ra ngoài?

Cháo khi sôi lại dễ trào ra ngoài là vì cháo được nấu từ gạo, mà theo hoá học gạo là tinh bột sẽ không tan trong nước lạnh. Tinh bột tan được nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch hơi keo gọi là hồ tinh bột.

llam-gio-lua-khong-dung-bot1-17285534478371715494070-40-0-840-1280-crop-1728553450737636443905.jpgMẹo khắc phục giò chả bị bở, bị nhão

GĐXH - Chả lụa hay còn gọi là giò lụa, giò chả là một món ăn truyền thống trong ẩm thực của người dân Việt, là một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng lợn bị bơm nước, lợn ăn chất kích thích thì khi làm giò chả, thịt dễ bị bở và nhão.

image-98-17285512684451800398235-0-0-562-900-crop-17285512721851601921116.jpegĐây mới là tuyệt chiêu chế biến cá không bị tanh, thơm ngon khó cưỡng

GĐXH - Cá là thủy hải sản rất ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, thế nhưng cá lại thường có mùi tanh đến từ phần nhớt, nội tạng hoặc mỡ. Nếu bạn gặp tình huống này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách làm sạch, khử mùi tanh nhanh chóng và hiệu quả.

Khi cháo sôi hơi nước sẽ bốc hơi bay lên, tuy nhiên do bị lớp keo tinh bột tan ra nên hơi nước đã bị ngăn lại, với sự ức chế đó hơi nước sẽ đẩy lớp keo hồ tinh bột lên cao, nếu nhiệt độ sôi càng mạnh thì sẽ đẩy trào ra ngoài nắp nồi, dẫn đến hiện tượng cháo bị trào ra ngoài khi nấu.

Cách nấu cháo không bị trào và nhanh nhừ

Rang gạo trước khi nấu

Trước khi nấu cháo, bạn nên rang gạo để cháo nấu nhanh nhừ nhưng không bị nát mà lại còn dậy mùi thơm khó cưỡng.

trao-800x450-17290078599881413545220.jpg

Lý do là bởi trong khi rang, hạt gạo sẽ bị nhiệt độ làm cứng và định hình được hạt gạo, cho dù có nấu lâu thì hạt gạo vẫn giữ được hình dáng chứ không bị nhừ nhuyễn.

Ngâm gạo 30 phút trước khi nấu

Trước khi nấu, bạn hãy ngâm gạo với nước lạnh tầm 30 phút. Công đoạn ngâm gạo sẽ giúp cho hạt gạo mềm ra, khi nấu thì cháo sẽ nhừ nhanh hơn.

Lưu ý: Khi ngâm không cần phải vo gạo, vo gạo sẽ làm trôi đi các chất dinh dưỡng trên gạo. Sau khi ngâm gạo thì rửa nhẹ 1 nước rồi cho vào nấu luôn.

Đun lửa nhỏ đủ để ninh

Khi cháo sôi, lớp keo tinh bột tan ra ngăn hơi nước bay lên. Lúc này, hơi nước sẽ đẩy lớp keo tinh bột lên, nếu nhiệt độ sôi cao thì sẽ dẫn đến hiện tượng xuất hiện bọt nước (màng bong bóng cháo) bị trào ra ngoài khi nấu.

dua-800x450-1729007883239102594349.jpg

Để tránh tình trạng này, bạn cần vặn lửa thật nhỏ, đủ để giữ cho nồi cháo sôi liu riu. Bạn duy trì ngọn lửa nhỏ đến khi nồi cạn nước, như vậy là món cháo đã hoàn thành.

Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi cháo

Để nồi cháo không bị trào, bạn có thể áp dụng cách đơn giản sau là cho thêm 1 thìa dầu ăn vào nồi.

dauan-800x450-1729007899498536530758.jpg

Dầu không hòa tan vào trong nước nên màng dầu luôn nổi lên trên bề mặt cháo, nhờ vậy hạn chế các bọt khí cháo nổi lên, ngăn tình trạng trào ra ngoài. Bạn cho thêm chút dầu ăn cũng sẽ giúp món cháo có hương vị thơm ngon hơn.

Nấu cháo bằng nước sôi

Thông thường mọi người sẽ cho gạo vào nồi, cho nước lạnh vào rồi mới bật bếp nấu. Tuy nhiên cách làm này sẽ làm cho hạt cháo nở không đều mà lại còn dễ bị cháy khét ở dưới đáy nồi.

Bạn hãy nấu nước sôi sau đó mới cho gạo vào nấu, nước sôi lại vài phút thì đậy kín nắp nồi rồi tắt bếp, sau 15 phút, bạn bật bếp cho nồi cháo sôi lên lần nữa, sau đó vặn nhỏ lửa hoặc tắt bếp để vậy một lúc, cháo sẽ tự nở nhừ.

basic-congee-recipes-4065244-step-05-5640efec8a974bebad0660e494909712-11132179-1729007952840970375734.jpg

Nấu cháo theo kiểu này, không những giúp cháo nhanh nhừ mà còn tiết kiệm điện, gas tối đa cho gia đình, gạo sẽ không bám dính vào đáy nồi, không bị cháy.

Để món cháo nhanh nhừ

Bạn cho vào một ít phèn chua khi nấu cháo để món cháo nhanh nhừ hơn. Khi cháo đã sôi, bạn tắt bếp và đậy vung lại khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó lại bật lửa lên và đun tiếp sẽ giúp món cháo nhanh nhừ, giữ được chất dinh dưỡng cần thiết.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022