Người tiêu dùng đang đứng trước nguy cơ đối điện với cú sốc mới sau vụ “nước C2 và Rồng đỏ nhiễm chì”. Như đã đưa tin, bản xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong nguyên liệu bột trà “Oolong Tea Sun 60” cao gấp 46 lần. Đây là nguyên liệu của công ty Shenzen Shenbao Huacheng Tech Co.,Ltd.
Hồ sơ tiếp nhận số 1127/ATTP-SP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy bột trà ô long tea Sun60 của Shenzen đã được đăng ký nhập về Việt Nam.Hàm lượng chì trong nước giải khát cao có hại rất lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Ở trẻ em, ngay cả mức thấp tiếp xúc với chì có thể gây ra các thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động…
Trong trường hợp hiếm hoi, ngộ độc chì có thể gây co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu hồ sơ tiếp nhận của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (ở văn bản tiếp nhận 1127/ATTP-SP) cho thấy, có sự xuất hiện của nguyên liệu mang tên “Bột trà Ô long SUN60”.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng chì và thạch tín trong bộ trà ô long tea Sun 60 vượt gấp hàng chục lần.Đáng nói, đây nhà cung cấp lại chính là Shenzen Shenbao Huacheng Tech Co.,Ltd của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, nguyên liệu “Oolong Tea Sun60” là tên gọi nguyên liệu để sản xuất ra nước uống đóng chai vẫn gọi là Trà Ô long Tea.
Vậy, đó có phải là loại bột trà mà phòng thí nghiệm SGS đã phát hiện nhiễm chì như đã công bố ở trên?
Đây là điều mà Cục An toàn Thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phải khẩn cấp làm rõ.
Hồi đầu năm 2016, một doanh nghiệp đồ uống nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam đã phải đối mặt với “nghi án” dùng nguyên liệu Trung Quốc, dây chuyền Trung Quốc để sản xuất nên nước trà ô long nhưng lại quảng cáo là “thức uống Nhật Bản”.
Công ty này khi đó đã chọn giải pháp im lặng, nhưng những tài liệu sau đó được công bố trên báo chí đã xác nhận điều này là sự thật.
Trao đổi với phóng viên sau khi xem bản xét nghiệm của SGS, ông Đặng Việt Lâm – chuyên gia của Trung Tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) – Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường và Chất lượng Việt Nam giải thích: MDL được hiểu là “Giới hạn phát hiện” và chỉ số tìm thấy trong mẫu nguyên liệu này đã vượt quá giới hạn gấp nhiều lần. Chứng tỏ sản phẩm có vấn đề.
Trung Tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 (Quatest 1)Ông Lâm cảnh báo rằng: Chỉ số Chì và Asen trong đồ uống vượt ngưỡng quy định là một mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của người sử dụng.
Trước đó, vào tháng 5/2016, nước C2 và Rồng đỏ bị phát hiện nhiễm chì ở mức gấp 10 lần so với tiêu chuẩn công bố. Hai loại đồ uống này đã phải đối diện cơn bão tẩy chay khủng khiếp của khách hàng.
Tuy nhiên, hàm lượng chì vượt ngưỡng của 2 sản phẩm bị tẩy chay đó “chưa là gì” so với hàm lượng chì vượt ngưỡng trong nguyên liệu trà Ô long Tea lần này.
Có vẻ như, người tiêu dùng lại sắp phải đối mặt với một cú sốc mới nếu nguyên liệu sản xuất trà ô long tea được phát hiện là “có vấn đề”.
Khang Dương