ket-qua-khao-sat-dang-giat-minh-ve-chat-Toàn cảnh buổi công bố kết quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc. Ảnh Phương Minh.

Theo đó, đoàn khảo sát lấy 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, xem xét việc ghi nhãn và các nhóm chỉ tiêu hóa học, an toàn thực phẩm của nước mắm gồm: Nitơ toàn phần, nitơ axit amin, nitơ amoniac; arsen và hàm lượng muối.

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Khảo sát này được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả khảo sát cho thấy có 125/150 mẫu khảo sát có ít nhất 1 trong 5 chỉ tiêu kiểm tra không đạt so với tiêu chuẩn hoặc so với công bố trên nhãn hàng hóa.

Cụ thể: Có 51% mẫu có kết quả chỉ tiêu Nitơ toàn phần thấp hơn công bố của doanh nghiệp. Cá biệt có tới gần 15% số mẫu có độ đạm thực tế thấp hơn 40% so với trên nhãn.20% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ axit amin; 2% mẫu không đạt chỉ tiêu Nitơ ammoniac.

Đặc biệt có 67,3% nhiễm arsen vượt quá ngưỡng quy định của Bộ Y tế, tương đương 101/150 mẫu khảo sát với hàm lượng arsen tổng dao động trên 1mg/L – 5mg/L. Đáng chú ý, độ đạm càng cao, tỉ lệ nhiễm arsen càng lớn. Cụ thể 95,65% mẫu có độ đạm từ 40 trở lên đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

nuoc-mam-nao-giup-ba-noi-tro-yen-tam-cheKết quả khảo sát cho thấy có tới 67,3% chứa arsen (thạch tín) vượt ngưỡng. Ảnh IE.

Tuy nhiên khi phân tích 20 mẫu chứa arsen tổng vượt ngưỡng đều không phát hiện arsen vô cơ (hàm lượng arsen vô cơ ở mức 0,01mg/L). Theo QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng arsen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa chỉ là 1 mg/L.

150 mẫu lấy khảo sát này được sản xuất tại cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng… Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ trên 200 triệu lít nước mắm.

Do đó, Hội kiến nghị đến cơ quan chức năng cần nghiên cứu để sớm có quy định về bản chất các loại nước mắm đang được sản xuất, lưu thông trên thị trường. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra về chất lượng, quy trình sản xuất, nội dung ghi nhãn… công bố công khai các kết quả kiểm tra, xử lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Hội cũng yêu cầu các công ty phải minh bạch thông tin cho người tiêu dùng về bản chất của sản phẩm nước mắm, từ phương pháp chế biến, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần…

Theo các chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, thạch tín vô cơ trong nước dù rất ít cũng làm tăng nguy cơ gây ung thư, kể cả liều lượng 50ppb (phần tỉ). Trong công nghiệp, arsen được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuỷ tinh, thuốc rụng lá, thuốc pháo… Ở dạng hợp chất vô cơ, arsen rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao, chỉ 0,06g vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Nếu liều lượng gấp đôi sẽ gây tử vong.

Còn bà Trần Thị Dung – chuyên gia của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản cho biết: B ản chất nước mắm đã chứa hàm lượng arsen hữu cơ cao do tự thân thuỷ, hải sản có chứa. Tuy nhiên arsen hữu cơ gần như vô hại, tại Châu Âu còn cho phép hàm lượng arsen trong nước chấm lên tới 30mg/l. Riêng với arsen vô cơ độc hơn hữu cơ 300-500 lần. Theo bà Dung, tại Việt Nam nồng độ kim loại nặng cần quan tâm là chì chứ không phải arsen.

Phương Linh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022