Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, Hà Nội rét đỉnh điểm 9 độ C

khong-khi-lanh-17364292535521821698158.jpg

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 9-12 độ, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ. Ảnh minh hoạ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến khu vực vùng núi, trung du phía Đông Bắc Bộ.

Cơ quan khí tượng dự báo, từ đêm 10/1, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, một số nơi ở Nam Trung Bộ.

Gió đông bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.

Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi và trung du Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại, vùng núi cao khả năng xảy ra băng giá và sương muối.

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến 9-12 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C, Bắc Trung Bộ phổ biến 10-13 độ C, Quảng Bình đến Huế 14-17 độ C.

Hà Nội tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất dao động 9-12 độ C.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực từ Hà Tĩnh - Bình Định có mưa, mưa rào và rải rác có giông, cục bộ có nơi mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiều người dân ở Hà Nội nhận cuộc gọi lạ dọa 'cắt điện' nếu không nộp tiền

Thông tin trên Vietnamnet, ông Phạm Văn Ước (42 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: "Vào ngày 6/1, tôi nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ, họ nói rõ số nhà, tên tuổi của tôi và yêu cầu đóng tiền điện, nếu không thực hiện sẽ bị cắt điện.

Khi tôi bảo làm thế nào để không bị cắt điện, họ đưa app và hướng dẫn nạp tiền. Thấy app có dấu hiệu giả mạo, tôi liền nói đã nạp xong rồi.

Khoảng hơn 1 giờ sau, họ gọi lại và bảo tôi chưa nạp tiền thành công và dọa cắt điện. Lúc này, tôi thể hiện thái độ không sợ bị cắt điện thì đối tượng liền chửi bới và cúp máy. Sau đó 1 ngày, vợ tôi lại nhận được cuộc điện thoại tương tự".

Anh Nguyễn Văn Hà (34 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) cũng nhận được cuộc gọi "giục đóng tiền điện". Anh chia sẻ: "Họ gọi đóng tiền liên tục qua app nhưng may tôi không tin và làm theo. Tôi đã trực tiếp gặp người thu tiền điện để hỏi và biết đó là lừa đảo".

b2-1736429253485800461784.jpg

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác với các cuộc gọi mạo danh.

Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo nợ tiền điện diễn ra phổ biến và không phải ai cũng đủ hiểu biết để không bị mắc bẫy như những người trên.

Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là giả danh nhân viên điện lực gọi điện đến khách hàng, thông báo rằng có vấn đề về hóa đơn tiền điện như: quá hạn, số tiền nợ lớn, hoặc lỗi kỹ thuật trong hệ thống.

Các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ làm giả số điện thoại (caller ID spoofing) để số điện thoại của chúng hiện lên như là số điện thoại chính thức của công ty điện lực, nhằm làm tăng độ tin cậy của cuộc gọi và khiến nạn nhân dễ dàng tin tưởng.

Những kẻ lừa đảo còn gửi tin nhắn qua SMS hoặc Zalo với nội dung giả mạo từ phía công ty điện lực, yêu cầu người dân thanh toán tiền điện, đồng thời cung cấp các thông tin như số tài khoản ngân hàng hoặc đường link giả để người dân truy cập vào và thực hiện thanh toán.

Tin nhắn hoặc cuộc gọi thường có nội dung như: "Thông báo tiền điện của bạn tháng này chưa thanh toán. Vui lòng thanh toán qua tài khoản ngân hàng dưới đây để tránh bị cắt điện...".

Sau khi gửi tin nhắn hoặc gọi điện, kẻ lừa đảo có thể gửi đường dẫn đến website thanh toán giả mạo (hoặc ứng dụng giả mạo của công ty điện lực) để khách hàng truy cập vào.

Để làm tăng độ tin cậy, đối tượng lừa đảo còn điều tra tên, địa chỉ, hóa đơn tiền điện... của khách hàng được đánh cắp từ các nguồn khác nhau.

Tinh vi hơn, chúng còn gửi mã QR thanh toán được thiết kế tinh vi với logo của Tổng Công ty điện lực EVN, khiến nạn nhân không chút nghi ngờ, thực hiện quét mã với số tiền được đối tượng nhập sẵn.

Trước tình trạng trên, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã khẳng định không thu tiền qua Zalo và tin nhắn SMS, cảnh báo người dân không thanh toán tiền điện qua các kênh này.

Đồng thời nhấn mạnh, khi giao tiếp với khách hàng, nhân viên điện lực đều tuân thủ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, tuyệt đối không có thái độ khiếm nhã, bất lịch sự khi giao tiếp.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo, người dân cần lưu ý các cuộc gọi, tin nhắn từ các đối tượng không rõ danh tính, đặc biệt thận trọng khi làm theo hướng dẫn và chuyển tiền cho các đối tượng này.

Trong trường hợp trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay với cơ quan công an để có thể hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

Một phường ở Thanh Hóa có loạt nhà nghỉ chứa gái mại dâm

b3-173642925353687248825.jpg

Nhóm người có hoạt động mại dâm bị công an bắt giữ. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Ngày 9/1, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đã xác lập Chuyên án đấu tranh triệt xóa nhóm đối tượng có dấu hiệu của các tội chứa chấp, môi giới mại dâm trên địa bàn phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, theo Người lao động.

Theo đó, qua công tác phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát Cơ động, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra tại 14 địa điểm, bao gồm 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, 2 tụ điểm có dấu hiệu "nuôi nhốt" gái mại dâm, 3 địa điểm là nơi ở của các đối tượng khác có liên quan.

Quá trình kiểm tra, lực lượng công an đã phát hiện có 5 cơ sở kinh doanh có hành vi chứa gái mại dâm gồm: Nhà nghỉ Thu Trang, Nhà nghỉ Tiến Phương 1, Khách sạn Tiến Phương 2, Nhà nghỉ Anh Anh, Khách sạn Đại Phát (đều thuộc phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa) và 2 nhóm đối tượng có hành vi môi giới mại dâm.

Căn cứ hành vi và mức độ vi phạm, ngày 6-1, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 19 bị can về các tội "Chứa mại dâm" và "Môi giới mại dâm".

Hiện, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Hà Nội nghiên cứu xây đập dâng trên sông Tô Lịch

edit-b4-1736429415856871259751.jpeg

Hà Nội dự kiến bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch. Ảnh: Ngọc Thùy

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về công tác triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, thông tin trên báo Lao Động.

Về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt. Vị trí trạm bơm thu nước tại sông Hồng phải đảm bảo cao độ an toàn khi có lũ và chất lượng nguồn nước cung cấp về sông Tô Lịch.

Chủ tịch TP giao Phó Chủ tịch TP Nguyễn Trọng Đông, chỉ đạo, nghiên cứu lựa chọn phương án thi công tuyến ống dẫn nước phù hợp, đảm bảo tiến độ dự án theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy trước đó.

Sở Xây dựng được giao phối hợp với Văn phòng UBND TP trao đổi với Văn phòng Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan để báo cáo Thủ tướng chấp thuận triển khai đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu việc xây dựng đập dâng (đập chữ T; tại vị trí ngã ba sông Tô Lịch gần chùa Long Quang, huyện Thanh Trì) đồng bộ với dự án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Việc xây dựng đập dâng này nhằm đáp ứng các mục tiêu như giữ nước phục vụ bổ cập nước cho sông Tô Lịch vào mùa khô, ngăn nước hỗ trợ tiêu thoát nước cho sông Nhuệ vào mùa mưa bão.

Nguyễn Xuân Son phải đóng bao nhiêu tiền thuế thu nhập khi được tặng ô tô?

b5-1736429253548463566322.jpg

Nguyễn Xuân Son

Ngày 8/1, cầu thủ Nguyễn Xuân Son, "người hùng" của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại Giải AFF Cup 2024, vừa được một doanh nghiệp trao quà tặng là một chiếc ô tô điện.

Theo thông tin trên thị trường, ô tô điện này có giá dự kiến khoảng 900 triệu đồng.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 1324 năm 2018 về việc nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với các khoản tiền thưởng mà đội tuyển bóng đá Việt Nam nhận được, ô tô điện mà cầu thủ Xuân Son được tặng thuộc loại "Quà tặng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc sử dụng".

"Nếu cá nhân nhận quà tặng dưới dạng chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, bất động sản hoặc các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, thì phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ nhận quà tặng", Công văn số 1324 nêu rõ.

Như vậy, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ phải nộp thuế TNCN cho món quà tặng là chiếc ô tô điện này. Xe điện được miễn lệ phí trước bạ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 111 năm 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC), thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với quà tặng xe ô tô là 10%.

Như vậy, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ phải nộp 90 triệu đồng tiền thuế TNCN cho món quà tặng là ô tô điện nếu xe này có mức giá công bố 900 triệu đồng.

base64-1736416681084769269928-17364178939051096015530-0-0-1199-1919-crop-1736417928213711781144.jpegHà Nội: 'Hình hài' công viên hồ Phùng Khoang trước ngày đi vào hoạt động

GĐXH - Tại công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), hàng trăm công nhân đang gấp rút thi công, hoàn thiện những hạng mục cơ bản của dự án để đưa vào hoạt động trước ngày 20/1/2025 theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

z62107463004266cc5a8f744ab60e576e76fc84594a0e4-1736403232035576233231-160-0-960-1280-crop-17364038681691803756325.jpgThanh Hóa: Công viên Hội An chuẩn bị khoác lên mình chiếc áo mới

GĐXH - Hoàn thành trước kế hoạch 5 tháng, Công viên Hội An đã mang một diện mạo mới theo hướng không gian mở, hài hòa với kiến trúc cảnh quan tổng thể của khu vực đô thị trung tâm.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022