"Không chỉ hỗ trợ tài chính, học bổng còn giúp ứng viên có thể đăng ký vào các trường hàng đầu thế giới đồng thời tham gia vào mạng lưới các nhà khoa học xuất sắc. Đó là điều mà không học bổng nào có được",TS Mai Thành – 1 trong các ứng viên nhận Học bổng KHCN Vingroup năm 2019, chia sẻ.

Hành trình nghiên cứu đầy chông gai

TS Thái Mai Thành kể, anh đam mê robot từ khi còn là một cậu bé 9 tuổi. Càng ngày, đam mê ấy càng lớn và đó cũng chính là lý do anh quyết định chọn ngành Cơ Điện tử của Trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Cũng với đam mê ấy, Thành xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của trường, dành học bổng Thạc sĩ tại Học viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).

Bước ra thế giới, Thành nhận thấy lĩnh vực robot đã có hàng chục năm phát triển thì những người trẻ đi sau rất khó để tạo sự đột phá. Anh quyết định chuyển hướng nghiên cứu chuyên sâu về robot phục vụ y sinh, với mong muốn góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng.

Định hướng này được "chắp cánh" khi năm 2019, Thành đăng ký và được nhận Học bổng Khoa học công nghệ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ du học nước ngoài của Tập đoàn Vingroup để tham gia chương trình Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh tại Đại học New South Wales (UNSW), Úc.

anh-1-1721027438734193666257-1721027572019-1721027573623229124535.jpg

Thái Mai Thành nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh tại Đại học New South Wales (UNSW), Úc

Thời điểm bắt đầu phải làm quen với đất khách thì cũng chính là lúc dịch COVID-19 bùng phát, Úc giãn cách xã hội khiến anh phải học cách vượt qua áp lực tinh thần. Mai Thành đã tận dụng tối đa khoảng thời gian ít ỏi được phép lên phòng thí nghiệm của trường, mượn tài khoản của thầy hướng dẫn để nghe các bài thuyết trình của các giáo sư mà anh ngưỡng mộ trong các buổi hội thảo online.

Nhưng thử thách lớn nhất là khi Thành quyết định làm luận văn tốt nghiệp về hệ thống in vật liệu bên trong cơ thể người - một đề tài mới tới mức chưa từng có tiền lệ trên thế giới trước đó. Và vì chưa từng có, Thành phải tự mày mò, tự thử nghiệm.

Là robot in vật liệu bên trong cơ thể người nên kích thước phải thật nhỏ. Nhiều khó khăn nối tiếp khi mất một năm mới có thể chế tạo xong robot với hai lần tăng độ cận, Thành lại phải thử nghiệm để chứng minh robot có thể in được vật liệu y sinh, nhưng bị bác sĩ từ chối cho sử dụng vật liệu vì robot quá mới.

Khi quá trình nghiên cứu trở nên bế tắc, theo sự hướng dẫn của thầy, Mai Thành tiếp tục tìm và thử nhiều vật liệu khác, từ các loại kem đánh răng đến socola lỏng để thay thế vật liệu y sinh trong khắp các siêu thị gia đình của Úc.

"Ròng rã 4 thángnghiên cứu không có một tiến triển nào, áp lực rất khủng khiếpvà đôi khi thấy vô vọng.Nhưng tôi luôn tự nhủ bản thân phải tiếp tục nỗ lực và kiên trì để hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Tôi đã dành cả thanh xuân để đi học ở nước ngoài, được trao cơ hội và sự tin tưởngthì phải đạt kết quả nào đó, không thể trở về tay không",Thành nói.

Với sự kiên trì bền bỉ, Thành đã tìm ra một loại silicon có độ nhớt phù hợp, in thành công để chứng minh robot của mình có thể hoạt động được. Thử nghiệm thành công, Thành đã có được bằng sáng chế quốc tế về robot đầu tiên trên thế giới in vật liệu bên trong cơ thể người. "Đó là giây phút hạnh phúc vô cùng".

"Bệ phóng" thay đổi cuộc đời

Thái Mai Thành là một trong những ứng viên đầu tiên nhận học bổng Khoa học Công nghệ Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ du học nước ngoài của Tập đoàn Vingroup. Ngoài học phí, trợ cấp lương hàng tháng và bảo hiểm sức khoẻ, chương trình đã hỗ trợ Mai Thành tối đa trong quá trình xin học vào các trường đại học hàng đầu thế giới - điều rất khó có thể thực hiện được nếu ứng viên tự đăng ký. Đồng thời được kết nối và đồng hành cùng những nhà khoa học xuất sắc thuộc mạng lưới học giả Vingroup suốt quá trình học, nghiên cứu.

anh-2-17210274391241095829036-1721027574342-1721027574475151756312.jpg

Ngày nhận học bổng KHCN từ Vingroup năm 2019 của Thái Mai Thành (Ngoài cùng bên phải)

Theo Thái Mai Thành, sự hỗ trợ này là điều mà các chương trình học bổng khác không thể có được. Những sự hỗ trợ quá lớn, quá mới, quá toàn diện, lại từ một doanh nghiệp tư nhân là điều chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, trên thế giới cũng không nhiều.

"Với tôi,Học bổng Vingroup là cơ hội để thay đổi cuộc đời. Tôi tin rằng với học bổng này, cộng đồng những người giỏi, được học ở những trường hàng đầu thế giới, vừa có kiến thức,vừa muốn đóng góp cho đất nước sẽ ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng đưa khoa học công nghệ Việt Nam cạnh tranh với thế giới", Tiến sĩ Thành nói.

Trở về nước và đảm nhiệm vị trí Giảng viên, Trợ lý Giáo sư của Chương trình Kỹ thuật Cơ khí, Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, Trường Đại học VinUni, Tiến sỹ Thái Mai Thành cho hay anh đang theo đuổi ba dự án nghiên cứu. Trong đó, dự án được tập trung trước mắt là sáng tạo thiết bị hỗ trợ người bị chấn thương đầu gối và khuỷu tay có thể tự tập vật lý trị liệu đúng cách tại nhà đồng thời kết nối thông tin đến bác sĩ.

anh-3-1721027439946416962117-1721027575090-1721027575304678516954.jpg

TS. Thái Mai Thành cùng các sinh viên của mình tại Trường Đại học VinUni (Thứ 6 từ trái vào)

Đề tài nghiên cứu dài hơi hơn là phát triển găng tay cảm ứng, giúp con người có thể dùng tay điều khiển robot thông qua cảm nhận khi cầm, nắm ảo. Khát vọng lớn nhất của Tiến sĩ Thành vẫn là tiếp tục phát triển đề tài chế tạo hệ thống in vật liệu bên trong cơ thể người để có thể ứng dụng trong thực tế, mang lại nguồn sống cho người bệnh.

"Đến thời điểm này, đây là đề tài tôi tâm huyết nhất trong sự nghiệp của mình", Tiến sĩ Thái Mai Thành nói.

Ra đời từ năm2019 , tới nay Quỹ học bổng KHCN Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ du học nước ngoài của Tập đoàn Vingroup đã trao tổng cộng 210 suất với tổng giá trị là640 tỉ đồng. Riêng trong năm 2024, Quỹ đã trao 36 suất học bổng, góp phần phát triển đội ngũ nhân tài, có khả năng dẫn dắt sự phát triển KHCN của Việt Nam trong tương lai.

PV

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022