Theo dự báo thời tiết, miền Bắc đang trong hình thái thời tiết mưa phùn, nồm, có sương mù. Hiện tượng này do gió Đông Nam hoạt động mạnh đưa gió ẩm ở biển vào gây ra tình trạng mưa nhỏ, mưa phùn. Sau đó đến trưa và chiều gió ẩm yếu đi vùng áp thấp phía Tây nhen nhóm phát triển, trời ngớt mưa, thời tiết ấm dần lên.

Khi ngoài trời ấm lên mà trong nhà còn lạnh, không khí ấm ẩm di chuyển từ ngoài vào nhà gặp bề mặt tường và sàn còn lạnh sẽ càng ngưng tụ thành những giọt nước gây ra hiện tượng nồm.

thoi-tiet-10-ngay-toi-1675847930735337973614-27-0-1277-2000-crop-1675847938456871524705.jpgDự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc duy trì hình thái thời tiết mưa phùn, nồm ẩm đến khi nào?

GĐXH - Theo dự báo thời tiết 10 ngày tới, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Trời lạnh, ban ngày nền nhiệt tăng cao. Thời tiết nhiều khu vực khác trên cả nước có sự chuyển biến. Dự báo thời tiết 10 ngày tới ra sao?

Nồm là gì?

Nồm là một hiện tượng thời tiết thường xảy ra ở miền Bắc nước ta vào thời gian cuối mùa Đông đầu màu Xuân (tức là trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm).

Thời điểm này, độ ẩm của không khí lên cao (90%), từ đó dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng sương trên tường nhà, nền nhà và đồ vật gây ẩm ướt, mất vệ sinh.

Nồm là nguyên nhân gây ra các bệnh như: Hô hấp, hen suyễn, thấp khớp, tiêu chảy…  gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe con người.

Nồm xảy ra vào tháng mấy?

Từ khoảng tháng 2 đến cuối tháng 4 hàng năm, hiện tượng nồm sẽ xảy ra các tỉnh ở miền Bắc, nhất là ở khu vực phía Đông Bắc Bộ. Mùa nồm kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào đợt gió mùa Đông Bắc (gió nồm miền Bắc) tràn vào nước ta.

Thông thường, mỗi lần hiện tượng nồm ẩm sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc có khi là cả tuần. Hiện tượng nồm xảy ra nặng hay nhẹ tùy thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt với nhiệt độ trong không khí nhiều hay ít. Nhiệt độ mặt nền càng thấp so với nhiệt độ điểm sương thì mặt nền càng bị ướt nhiều, thậm chí sũng nước.

Thông thường vào tháng 3 sẽ có khoảng 4 đến 5 đợt nồm ẩm sẽ xảy ra với thời gian dài ngắn cũng khác nhau.

nom-167601122015090139307.png

Nồm là hình thái thời tiết thường xảy ra ở miền Bắc vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Ảnh: TL

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm

Theo ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia), thời tiết miền Bắc đang duy trì hình thái sương mù, mưa phùn vào buổi sáng. Người dân nhiều tỉnh, thành miền Bắc phải sống chung với hiện tượng thời tiết nồm kéo dài.

Đây là thời kỳ điển hình các khối không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta thường có quá trình dịch chuyển lệch về phía Đông đem hơi ẩm theo gió Đông Nam vào và gây mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù cho toàn bộ khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời gian mưa nặng hạt nhất tập trung vào chiều tối, đêm và sáng sớm.

"Hiện tượng nồm ẩm chỉ kết thúc khi không khí lạnh suy yếu hoàn toàn, hoặc có một đợt không khí lạnh mạnh khác với đặc trưng không khí khô hơn tăng cường xuống nước ta hoặc một hệ thống thời tiết gây mưa rào diện rộng xảy ra" - ông Trần Quang Năng cho biết.

Cùng nhận định về thời tiết nồm ẩm, trên Thanh Niên, bà Phạm Thị Trâm, Dự báo viên (Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) thông tin, trong tháng 2, các tỉnh Bắc bộ đã chịu ảnh hưởng của không khí lạnh gây ra rét đậm, rét hại trên diện rộng. Không khí lạnh trong quá trình suy yếu và dịch chuyển ra ngoài biển nên bị biến tính làm cho độ ẩm không khí tăng lên rất nhiều gây ra nồm.

Theo bà Trâm, vào buổi sáng, khối không khí ẩm từ biển di chuyển vào đất liền gặp bề mặt đệm bị lạnh. Trong khối không khí này sẽ hình thành lớp nghịch nhiệt và sương mù sẽ hình thành ở bề mặt đệm cho đến ranh giới của lớp nghịch nhiệt dày. Nếu tầng ẩm dày, độ ẩm lớn và ranh giới lớp nghịch nhiệt cao thì khả năng xuất hiện tình trạng mưa phùn vào buổi sáng.

Những ngày thời tiết nồm ẩm, độ ẩm trong không khí rất lớn (90%). Khi khối không khí này dịch chuyển vào trong nhà nó sẽ gặp các bề mặt đệm lạnh như sàn nhà, sàn cầu thang, tường nhà… thì hơi nước trong không khí ẩm sẽ bị bão hòa và ngưng tụ lại thành giọt trên các bề mặt đệm lạnh. Nếu hơi nước bị ngưng tụ lại càng nhiều thì nền nhà, tường nhà sẽ xảy ra hiện tượng chảy nước.

Sau đó đến trưa và chiều gió ẩm yếu đi vùng áp thấp phía Tây nhen nhóm phát triển, trời ngớt mưa, thời tiết ấm dần lên. Khi ngoài trời ấm lên mà trong nhà còn lạnh, không khí ấm ẩm di chuyển từ ngoài vào nhà gặp bề mặt tường và sàn còn lạnh sẽ càng ngưng tụ thành những giọt nước gây ra hiện tượng nồm.

nom-4-1676011445673237370363.png

Trời nồm khiến cho hơi nước ngưng tụ, không khí ẩm ướt kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: FPT

Nồm gây ra những ảnh hưởng gì?

Nồm ảnh hưởng đến sức khỏe

Trời nồm khiến cho hơi nước ngưng tụ, không khí ẩm ướt (tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc... sinh sôi nảy nở) kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan đến con người.

Thời tiết nồm khiến nhiều người mắc nhiều bệnh lý như: Khớp, tim mạch, hô hấp, thần kinh, ho, hen suyễn, đau đầu, tiêu hóa và những căn bệnh mãn tính kinh niên của người cao tuổi.

Trời nồm có thể khiến cho lỗ chân lông bị bí bách, dẫn đến quá trình bài tiết của cơ thể bị hạn chế, gây khó chịu, mệt mỏi và đau nhức. Đặc biệt là chị em phụ nữ có thể mắc các bệnh phụ khoa do thời tiết nồm ẩm.

Nồm khiến sàn nhà ẩm ướt, gây trơn trượt và dễ làm té ngã, chấn thương đối với người già, trẻ em.

Ngoài ra, vi khuẩn, nấm mốc cũng sẽ rất dễ sinh sôi vào mùa nồm, khiến con người dễ mắc các bệnh ngoài da như ban đỏ hay thủy đậu.

Nồm ảnh hưởng đến các đồ dùng điện tử

Thời tiết nồm ẩm là thủ phạm gây hỏng hóc, chập điện, cháy nổ, hay giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử trong nhà.

Các thiết bị như tivi, loa, âm ly, máy tính, ổ điện, bảng mạch điện…  là những thiết bị dễ gặp vấn đề nhất khi gặp điều kiện thời tiết có độ ẩm cao.

Nguyên do là vì những thiết bị này đa số đều được đặt sát tường, hoặc trong góc nhà. Khi trời nồm ẩm, tường nhà bắt đầu xuất hiện tình trạng chảy nước thì những thiết bị này là những nơi đầu tiên gặp nguy hại.

Khi các thiết bị dính nước mà người dùng không biết, vẫn tiếp tục sử dụng thì hiện tượng chập điện, cháy nổ xảy ra là rất cao.

Nồm ảnh hưởng đến các đồ dùng nội thất

Thời tiết nồm ẩm, đồ nội thất bằng gỗ như: bàn ăn, tủ, kệ, giường ngủ… sẽ có nguy cơ bị ẩm mốc cao nhất. Ngoài ra, khi đồ gỗ ẩm ướt dễ gây hiện tượng phồng, biến dạng, rạn nứt.

Với những đồ nội thất bằng vải, nỉ, da với đặc tính bám bẩn, giữ nước nên rất dễ ẩm mốc gây mùi khó chịu.

Với những đồ nội thất bằng mây, tre đan nếu bị ướt lâu sẽ chuyển thành đen. Lâu ngày dẫn đến mục, tính dẻo và bền cũng giảm đi nghiêm trọng.

Với những đồ nội thất từ chất liệu sắt: chân bàn, chân ghế, cửa có thể bị gỉ sét do lượng nước trong không khí lớn bám trên bề mặt sắt lâu.

Nồm khiến thực phẩm nhanh hỏng

Những đợt nồm ẩm ở miền Bắc rất dễ khiến thực phẩm nhanh bị hỏng. Do tiết trời ẩm ướt nên vi khuẩn và nấm vi sinh phát triển mạnh, gây hại đến sức khỏe.

Trời nồm ẩm dễ khiến thực phẩm bị nấm mốc, người ăn sẽ ngộ độc hoặc mắc bệnh đường tiêu hóa. Những độc tố vi nấm tích lũy trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

nom-6-1676011824841527870015.jpg

Tường nhà thường bị ẩm mốc do trời nồm.

Làm gì để khắc phục tình trạng nồm?

Khử khuẩn đồ dùng khi trời nồm

Để tránh sự sinh sôi, phát triển của các loài vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe nên thường xuyên khử khuẩn cho các đồ dùng trong nhà như: Đũa, chén, bát, đũa, dao, thớt, nồi niêu, xoong chảo… bằng cách rửa chúng với nước nóng và phơi khô sau khi dùng.

Những nhà có điều kiện có thể sử dụng máy sấy bát để đồ dùng được khử khuẩn sạch và tiện lợi hơn.

Bật điều hòa chế độ khô khi trời nồm

Thời tiết nồm, độ ẩm trong không khí khá cao nên nếu nhà có điều hòa 2 chiều thì hãy bật ở chế độ khô. Đây là cách để hút ẩm và làm lưu thông không khí, giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là trong những gia đình có trẻ nhỏ.

Sử dụng máy hút ẩm khi trời nồm

Mùa nồm sử dụng máy hút ẩm là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng nồm ẩm trong nhà. Nếu như gia đình có điều kiện thì nên mua máy hút ẩm để sử dụng, nó sẽ luôn giúp ngôi nhà luôn được khô ráo và thông thoáng hơn.

Sử dụng máy sấy quần áo khi trời nồm

Giặt quần áo trong thời tiết nồm ẩm khiến quần áo luôn trong tình trạng không khô, có mùi hôi. Nếu gia đình có máy giặt kèm chức năng sấy khô hoặc có máy sấy quần áo thì đây là giải pháp giúp giảm bớt tình trạng ẩm mốc tích tụ cũng như không phải chờ đợi quần áo khô.

Sử dụng đèn xông tinh dầu khi trời nồm

Để tránh mùi hôi khó chịu trong phòng do trời nồm ẩm, có thể khử mùi bằng cách đốt đèn xông tinh dầu và đặt ở góc nhà. Những mùi hương nhẹ nhàng, phù hợp với sở thích của các thành viên trong gia đình sẽ giúp khử mùi ẩm mốc khó chịu trong nhà do trời nồm. Mùi hương dễ chịu đem lại cảm giác thoải mái cho mọi người.

Luôn đóng kín các cửa khi trời nồm

Khi thời tiết nồm ẩm, sàn nhà thường ẩm ướt cộng thêm không khí bí khiến nhiều người mở thông hết các cửa để không gian được khô thoáng hơn. Tuy nhiên, đây lại là hành động hoàn toàn sai lầm vì việc mở cửa khi trời nồm càng khiến cho ngôi nhà thêm nồm ẩm.

Do đó, trong những ngày nồm nên đóng kín các cửa. Chỉ mở cửa khi cần thiết và đặc biệt là khi không khí khô ráo hơn.

nom-5-16760118652931276416689.png

Trời nồm nên sử dụng giẻ khô, có khả năng hút nước để lau nhà.

Sử dụng giẻ khô lau nền nhà khi trời nồm

Những ngày trời nồm nên hạn chế lau nhà bằng nước. Cách tốt nhất là dùng giẻ khô, xốp, có khả năng hút nước để lau nhà. Nếu cần lau dọn, hãy dùng những chiếc khăn cotton vắt thật kĩ rồi mới lau, sau đó dùng giẻ khô để lau lại, tránh để nền nhà ẩm ướt gây tình trạng trơn trượt.

Sử dụng các vật liệu hút ẩm khi trời nồm

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu hút ẩm giá rẻ nhưng mang lại hiệu quả chống nồm ẩm khá tốt như: than, vôi, báo cũ, hột hút ẩm...

Để hột hút ẩm ở góc tường, góc nhà và tủ quần áo khá hiệu quả khi trời nồm. Ngoài ra, một số cây trồng trong nhà cũng có khả năng hút ẩm, nhả khí oxy và loại bỏ khí cacbonic, ví dụ như cây dương xỉ.

Để một chậu than củi để trong phòng, dưới gầm ghế, gầm giường... để hỗ trợ hút ẩm trong nhà.

Đặt một vài tờ báo tại những vị trí trao đổi không khí nhiều như cửa ra vào, bồn rửa, cửa nhà tắm, bên cạnh thảm lau... để hỗ trợ hút ẩm trong thời gian ngắn.

Đặt vôi sống để ở các góc tường, góc phòng, gầm bàn, gầm ghế. Khi thời tiết ẩm chỉ cần mở nắp thùng ra, vôi sống sẽ giúp hút ẩm nhanh đáng kể. Tuy nhiên, với gia đình có trẻ nhỏ nếu sử dụng cách này cần thận trọng và trông chừng trẻ.

Những điều cần tránh khi nồm

Lau nhà với nước khi nồm ẩm sẽ khiến nhà càng ướt và dễ trơn trợt hơn.

Bật quạt hong khô khi nồm ẩm sẽ khiến hơi nước bị ngưng tụ lại.

Mở cửa sổ khi thời tiết nồm ẩm khiến không khí ẩm dễ vào nhà hơn.

Rút phích cắm đồ điện tử liên tục khi thời tiết nồm sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

Các câu hỏi thường gặp khi trời nồm

Trời nồm phơi quần áo như thế nào cho nhanh khô?

Khi giặt quần áo, nên giặt quần áo bằng nước ấm nóng quần áo sẽ nhanh khô hơn. Nên phơi quần áo ở nơi không khí lưu thông tốt, không gian thoáng đãng.

Có thể sử dụng thêm máy sấy quần áo, bàn là giúp quần áo mau khô hơn và không hôi mốc.

Trời nồm có nên sơn nhà?

Không nên sơn nhà khi trời nồm ẩm vì có thể khiến công trình lâu khô hơn; có thể xảy ra hiện tượng thấm ẩm và bong tróc.

Trời nồm bảo vệ sức khỏe như thế nào?

Thời tiết nồm ẩm cần chú ý:

Ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

Tránh thức khuya.

Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài lúc trời mưa.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022