Trò chơi tung còn - đặc sản trong lễ hội Lồng tổng
Tung còn là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, người Thái, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân. Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, tung còn lại trở thành trò chơi không thể thiếu được trong lễ hội Lồng tổng của bà con vùng cao.
Theo tìm hiểu của PV Gia đình và Xã hội, để chơi trò chơi này, người Tày, người Thái dựng lên một cây còn từ thân cây mai hoặc tre già có chiều cao khoảng 15m - 30m, tùy theo lựa chọn của người dân.
Tung còn là trò chơi dân gian phổ biến của người Tày, người Thái, ẩn chứa giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng của bà con nhân dân.
Đối với người Tày, ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Theo quan niệm của người Tày, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).
Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái. Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn, ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc.
Còn dân tộc Thái, trò chơi tung còn thường được dựng một cây tre cao từ 15m - 20m, trên đỉnh có một vòng tròn đường kính từ 45 - 50cm, có thể được dán giấy màu,...
Để chơi trò chơi này, người Tày, người Thái dựng lên một cây còn từ thân cây mai hoặc tre già có chiều cao khoảng 15m - 30m. Đối với người Tày, ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó.
Trò chơi tung còn có nhiều cách chơi, nhưng hiện nay chỉ còn có hai cách chơi phổ biến nhất. Cách thứ nhất: Thanh niên nam nữ chưa vợ, chưa chồng thì chơi theo tục tỏ tình, giao duyên. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần, đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn, các chàng trai, cô gái nên duyên vợ chồng.
Cách thứ hai: Gọi là tung còn vòng, người chơi đứng ở hai bên cây tre cách tầm từ 15m - 20m, thay nhau ném quả còn đi qua vòng tròn trên đỉnh cây tre, người đối diện sẽ bắt lấy quả còn và ném lại. Cứ như vậy trò chơi sẽ kết thúc khi có người ném qua vòng tròn đó nhiều nhất thì sẽ giành chiến thắng. Cách chơi này dành cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.
Theo quan niệm của người Tày, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng). Cả mặt giấy là biểu tượng cho sự trinh trắng của người con gái.
Tưởng đơn giản nhưng trò tung còn cũng đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật, phải cầm gần cuối đoạn dây vải, quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên, hướng vào vòng tròn trên đỉnh cột tre, quả còn bay trúng vào trong vòng tròn thì lúc ấy mới được công nhận là thắng cuộc. Khi người trong cuộc hào hứng tung còn, người đứng ngoài reo hò cổ vũ tạo không khí sôi nổi.
Bí ẩn bên trong quá còn
Theo tìm hiểu của PV, những quả còn được khéo léo khâu ghép từ nhiều miếng vải màu xanh đỏ, sặc sỡ. Bên trong quả còn, được nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải.
Quả còn được khéo léo khâu ghép từ nhiều miếng vải màu xanh đỏ, sặc sỡ. Bên trong quả còn, được nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông.
Bên dưới được may thêm các tua rua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Quả còn có bốn góc tượng trưng cho bốn phương trời, quả còn lóng lánh sắc màu thể hiện mơ ước, ở đó ấp ủ những hạt giống để mùa xuân nảy nở sinh hoa đất, kết trái. Dây còn với các tua rua là những tia nắng, tia mưa cầu mong một tín hiệu tốt lành mưa thuận, gió hòa cho một năm mới mùa màng bội thu.
Ngoài ra, khi người chơi tung quả còn bay cao sẽ mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái và là sợi dây gắn kết cộng đồng dịp đầu năm, nơi gửi gắm khát vọng, mong muốn của người dân trong năm mới. Khi quả còn rơi xuống, người đón quan niệm sẽ đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi cho một năm mới thịnh vượng an khang. Đây cũng là dịp để các đôi trai, gái tìm hiểu nhau, thể hiện tình yêu lứa đôi và kết duyên nên vợ chồng.