z617472956452686a307df6221f67e4bfde5c6b4802fe1-17353780170551411435472.jpg

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có nghề rèn đang dần bị mai một theo năm tháng. Tuy nhiên, tại một số làng nghề làm rèn trong tỉnh Nam ĐỊnh, vẫn còn nhiều người thợ vì đam mê với nghề “gia truyền” và hằng ngày cố gắng duy trì, gìn giữ nghề xưa.

z6174729550076227876fe5828461058d220e701570915-1735378017041701234683.jpg

Trong đó, có thể kể đến nghề rèn ở xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

z61747295447249fb1e23b2d290aa16c3d726b651452c1-17353780170141283699768.jpgz6174729506237abf24f1bb5d1d47b8a6563c8723c8e09-17353780168881331554410.jpgz61747294678193802f19ed43c0e8605a6f3d126397178-17353780164941272566382.jpg

Ngày 28/12/2024, ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, các sản phẩm ở làng rèn xã Quang Trung, huyện Vụ Bản đa số là những đồ dùng phục vụ nông nghiệp, đời sống sinh hoạt như: dao, búa, rìu, liềm, kéo...

z6174729497991e847a3415de0c20fe49ab13e8f0321cd-17353780169061884731472.jpg

Theo các thợ rèn nơi đây cho biết, thời điểm công việc chưa được “cơ giới hoá”, không có sự trợ giúp của máy móc để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện khá vất vả và mất nhiều thời gian.

z617472949823098c91c94450b4ce0ba3107bf31c46e09-17353780168492106559289.jpg

Để làm được một con dao, liềm, kéo, búa những thợ rèn Quang Trung phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ cắt thép ra nướng đỏ, quai búa bẹt mỏng thành hình, sau đó đến khâu làm nguội, chỉnh sửa, mài… cho đến khi nào sản phẩm đạt chuẩn.

z61747295775843eb75b8b292fecdaea87ebeb26865396-1735378017512316919220.jpg

Về cơ bản, quy trình rèn của những thợ rèn Quang Trung không khác nhiều so với các lò rèn truyền thống ở nơi khác.

z61747295166342e9e7a0cb498e03febef8f37415aef15-1735378016954781988036.jpg

“Bí quyết” tạo nên sự khác biệt của làng nghề chính là ở kĩ thuật chọn nguyên liệu, nấu sắt, thép, cách nắn nên con dao, cái kéo, liềm, búa, rìu, lưỡi cày, lưỡi cuốc… mang nét riêng, bền và tinh xảo, được người dân khắp nơi ưa chuộng.

z6174729519133ff7802cb81f686bcca5e51ee47d06581-17353780169371444650793.jpg

"Ngày nay, với sự giúp đỡ của các loại máy búa, máy chặt, máy mài, bể thổi, máy đóng cán… công việc của những thợ rèn Quang Trung đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Ngoài ra, máy móc còn giúp làng nghề đa dạng hóa mặt hàng hơn. Trước kia ngày rèn 20 sản phẩm thì ngày nay tăng gấp 3 lần số lượng" - anh Hoàng Văn Dần một thợ rèn ở Quang Trung chi sẻ.

z6174729525257be8f262fbaca256ec97c524080c94f64-17353780169152047221811.jpg

Hình ảnh về những chiếc liềm đã hoàn thiện của anh Dần sau thời gian rèn.

z6174729477618d3538787ea1a3cf2bb7d4f20c0b4e3ba-17353780167891666252597.jpg

Để tạo ra một sản phẩm rìu, người thợ rèn sẽ phải nung sắt đỏ và dùng máy đập kết hợp với nhiều đạo cụ để hoàn thiện thô.

z617472946502932971325ea60be3cdbc81ea2f996c1b6-17353780164821236117932.jpg

Một chiếc rìu khi rèn cần có sự giúp sức từ người thứ 2.

z6174729576368b86742f61549d05da2d2b91e64c6c628-17353780174981541927026.jpg

Lò nướng sắt lúc nào lửa cũng đỏ rực.

z61747295469917b2cb741f1ce84ef133e62cebfde91cb-17353780170341942452906.jpg

Theo các thợ rèn ở Quang Trung cho biết, hiện nay trong các xóm chỉ còn ít nhà rèn vì nghề vất vả, thị trường cũng ít đi. Thời điểm "hưng thịnh" gần như nhà nào cũng rèn và có của ăn của để.

z61747294757570de3e67aba2a91faebf136837349bafc-1735378016764185157991.jpg

Tuy nhiên, như nhiều làng nghề truyền thống khác, nghề rèn ở Quang Trung hiện cũng đang gặp nhiều “khó”. Thu nhập từ nghề chưa cao, do đó, không thu hút được lực lượng lao động trẻ

z617472950467453baf8a4f5c8e4d84f0f201bcd4d6cf4-1735378016865410335396.jpg

Chưa kể đến, các sản phẩm làng nghề rèn còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng kim khí được sản xuất hàng loạt từ các nhà máy với giá thành rẻ đang được bày bán tràn lan khắp thị trường; tình trạng ô nhiễm môi trường, độc hại nghề nghiệp… cũng khiến nhiều người e dè khi muốn làm nghề lâu dài hoặc đầu tư cho nghề rèn…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Giá nhà, đất nền Hà Nội đang tăng theo bảng điều chỉnh giá đất mới của Hà Nội

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022