GiadinhNet – Liên tiếp những vụ lùm xùm về ngoại tình hiện nay xôn xao dư luận, nhiều người cho rằng có tiền nên “dửng mỡ” nhưng liệu có phải vậy?.
Nằm bất động vẫn cố tập vẽ tranh, viết thơ bằng miệng
Tuổi thơ tươi đẹp cùng với biết bao ước mơ, hoài bão của chàng trai trẻ Phạm Sỹ Long ở xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã khép lại sau một tai nạn. Khi đó Long vừa bước sang tuổi 15 chưa đầy một tháng đã không may bị tai nạn.
Ngày 02/09/2003, sau khi bị ngã từ trên cây xuống đất, Long bị chấn thương nặng khi dập hai đốt sống cổ. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có tiền để mổ kịp thời, khi được phẫu thuật thì đã quá muộn. Sức khỏe ngày một yếu, Long nằm liệt một chỗ. Cũng từ đây, cuộc đời của chàng trai trẻ đã rẽ sang một hướng khách khi phải làm bạn cùng chiếc giường và xe lăn.
Kể từ khi Long bị tật nguyền, mẹ của Long là bà Trần Thị Hà một tay đảm đương mọi công việc sinh hoạt của con trai. Cách đây hơn một năm, sau thời gian đau ốm liên miên, đưa chồng bà đi bệnh viện khám thì các bác sĩ kết luận bị ung thư máu. Từ ngày chồng mắc phải căn bệnh quá hiểm nghèo, bà phải ngược xuôi vay ngân hàng, bà con hàng xóm, bao nhiêu của cải trong nhà cũng bán sạch để có tiền ra điều trị. Nhưng rồi chỉ một thời gian, chồng bà cũng qua đời.
Chồng mất, con bị liệt, người phụ nữ nhiều khi muốn buông xuôi. Nhưng rồi với tình thương yêu con, bà đã chăm chút mọi thứ cho cậu con trai. Nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo suốt ngày đêm của mẹ, sau 4 năm bị tai nạn Long dần khỏe hơn. Long bảo: "Lúc này tôi đã nghĩ dù tôi sống được bao lâu cũng chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Cơ thể của tôi ngoài cái đầu ra thì gần như đã bị liệt hoàn toàn rồi, mọi sinh hoạt từ A - Z đều cần phải nhờ người thân giúp đỡ thì liệu tôi có thể làm được việc gì đây?. Năm 2009, trong một lần xem TV, thấy một người đàn ông cùng cảnh ngộ như mình dù không tay, không chân vẫn có thể viết, vẽ, đá bóng, đánh nhạc... Nghĩ họ làm được, mình cũng làm được nên tôi bắt đầu nỗ lực với mong muốn phải sống có ý nghĩa".
Và rồi Long nhận ra cái miệng của mình khá khéo léo, có thể làm được rất nhiều việc, vậy nên đã thử dùng miệng để viết chữ, vẽ tranh… Từ đó mỗi ngày Long đều nhờ mẹ chuẩn bị sổ, bút để mình dùng miệng ngậm bút luyện tập. Việc ngậm bút vào miệng viết với một người khỏe mạnh bình thường đã khó, với người toàn thân bại liệt, chân tay teo tóp như Long, chỉ nằm bẹp trên giường ngóc cao cái đầu dậy để ngậm bút viết có lẽ còn khó vạn lần. Bởi vậy mà ngày đầu khi nghe mong muốn của Long đã không ít người cho rằng đó là điên rồ. Dẫu vậy, Long vẫn kiên quyết nỗ lực thực hiện.
Anh Long nỗ lực cầm bút bằng miệng dù bị tật nguyền. Ảnh NV
Những tác phẩm được Long vẽ, viết khi cầm bút bằng miệng
Khi quyết định cầm bút bằng miệng, Long đã phải tập rất vất vả. Lúc đầu khi ngậm bút, Long thấy đau buốt, ê răng, mỏi cổ và khi ấy những cơn đau lại hành hạ. Nét chữa ban đầu chỉ ngoằn ngoèo, còn những bức tranh thì lại vô hồn, giống như người mù tập viết, tập vẽ. Đã có những lần long tự bỏ cuộc, song thương mẹ, thương bản thân lại cắn răng tập viết, tập vẽ. Để có thể làm, Long phải lật nghiêng, lật ngửa nhiều lần.
Bằng những nỗ lực của mình sau không biết bao nhiêu mực, giấy, những tác phẩm của Long đã dần hoàn thiện. Khi các bức tranh có đường nét, màu sắc ưng ý, Long bắt đầu chuyển sang làm thơ, viết văn…
Những kết quả đầy tự hào
Sau hơn 10 năm kiên trì, nỗ lực và nhờ sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân mà Long đã xuất bản được cho mình hai quyển sách là tập thơ "Miền Khát Vọng" và truyện dài "Không Chỉ Là Giấc Mơ" xuất bản năm 2020. Ngoài ra Long còn có 4 quyển sổ hồi ký, hai quyển sổ thơ, hai quyển sổ gồm những câu chuyện vẫn chưa được xuất bản và còn hơn sáu mươi bức tranh. Tất cả đều được Long viết, vẽ nên bằng miệng.
Ngoài ra, Long còn tích cực tham gia các khoá học, tích luỹ thêm kiến thức, kỹ năng mềm từ các diễn giả. Nhờ thế, Long mở khóa học "Thức Tỉnh Giọng Nói Bên Trong Bạn" để giúp mọi người luyện giọng nói, đào tạo MC và thuyết trình chuyên nghiệp. Trong đó, Long miễn học phí cho các học viên là những người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
Chàng trai trẻ Phạm Sỹ Long sẽ là 1 trong 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tôn vinh tại Chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022
Chia sẻ về cuộc sống của mình hiện tại, Long Bảo: "Mặc dù hiện tại cuộc sống của tôi vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là về sức khỏe của tôi và mẹ đều ngày càng kém trong khi mẹ là người ngày đêm chăm sóc cho tôi. Nhưng bù lại về tinh thần thì tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúc và biết ơn. Bởi vì sau bao nhiêu nỗ lực thì hầu hết những ước mơ của tôi đều đã trở thành sự thật. Bởi vì cuộc sống của tôi đã, đang và sẽ còn có ý nghĩa hơn. Nhiều người ví tôi như là "Nick Vujicic của Việt Nam" nhưng tôi luôn phủ nhận về điều đó vì mình chưa được tài giỏi như Nick Vujicic. Tôi luôn chỉ muốn là chính mình, nỗ lực hết mình".
Với nghị lực phi thường của mình, Long sẽ là 1 trong 50 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tôn vinh tại Chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 9 này. Chương trình được triển khai từ tháng 5 - 8/2022 nhằm tìm kiếm và tôn vinh các tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh và tích cực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng; góp phần bồi đắp lý tưởng sống tốt đẹp cho thanh niên, thúc đẩy sự vươn lên của thanh niên Việt Nam.
GiadinhNet – Ngay từ khi vợ mới mang thai được 3 tháng, anh đã lục tìm những cái tên để đặt cho con. Anh bàn với vợ, nếu là con gái sẽ đặt tên là gì và con trai sẽ đặt tên là gì. Anh không hề biết cái tên chính mình đặt cho con trai lại chứa đựng điều đau lòng.