GĐXH – Những trường hợp nào không cần hộ chiếu (passport) vẫn có thể lên được máy bay?
Khi công dân có ý định ra nước ngoài để du lịch hoặc công tác nước ngoài, bên cạnh một số quốc gia chỉ cần hộ chiếu thì nhiều đất nước khác lại yêu cầu người dân phải làm visa để được nhập cảnh vào đất nước của họ. Vậy visa là gì và nó có gì khác với hộ chiếu? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây
Visa là gì?
Theo đó, visa (hay còn gọi là thị thực/thị thực xuất nhập cảnh): Chứng nhận do chính phủ 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Tùy vào trường hợp nhập cảnh một lần hay nhiều lần mà thời gian lưu lại của visa sẽ khác nhau.
Không phải quốc gia nào cũng yêu cầu có visa khi nhập cảnh. Một số quốc gia đã miễn trừ chính sách áp dụng visa nhập cảnh như các nước Đông Nam Á và một số quốc gia đặc biệt khác.
Đối với người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa và các giấy tờ khác theo quy định, trừ trường hợp được miễn visa theo quy định.
Miễn thị thực (hoặc miễn visa) là việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.
Thị thực và hộ chiếu là một trong những giấy tờ bắt buộc khi công dân muốn tới một số quốc gia trên thế giới.
Có những loại visa nào?
Có 2 loại thị thực chính, bao gồm:
Đầu tiên là visa di dân dùng trong trường hợp nhập cảnh và định cư tại một quốc gia theo diện cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng,…
Tiếp theo là visa không di dân dùng trong trường hợp nhập cảnh vào một quốc gia trong 1 khoảng thời gian cho phép, bao gồm các diện: Du lịch, công tác, kinh doanh, điều trị chữa bệnh, hợp tác lao động, học tập, ngoại giao, chính trị,…
Visa du lịch: Là loại visa cho phép người nước ngoài nhập cảnh để tham quan, du lịch, thời hạn không quá 30 ngày mỗi lần nhập cảnh, sau 30 ngày được xem xét gia hạn.
Visa du học: Là giấy phép cho phép du học sinh ở lại đất nước để học tập với thời gian đủ lâu tương ứng với khóa học mà bạn theo học.
Visa công tác: Là một trong những diện visa nhập cảnh phổ biến cho người nước ngoài để giải quyết công việc, công tác.
Visa lao động: Là giấy tờ thị thực cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo diện có hoặc không cần có giấy phép lao động.
Visa đầu tư: Là loại visa được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài hoặc người đại diện cho các tổ chức nước ngoài thành lập hoặc góp vốn vào doanh nghiệp, công ty nước sở tại.
Visa thăm thân: Là visa cho người nước ngoài có bố, mẹ, vợ, chồng, con,… sống ở nước khác, thời hạn 12 tháng và có thể gia hạn hoặc chuyển đổi sang thẻ tạm trú thăm thân.
Visa điện tử: Là loại visa online cho người nước ngoài vào du lịch, thăm thân, làm việc… với thời hạn tối đa 30 ngày. Visa này chỉ được cấp cho một số quốc gia nhất định.
Đối với một số quốc gia khi người dân nước ngoài muốn nhập cảnh buộc phải có thị thực.
Thủ tục cấp visa như thế nào?
Mỗi quốc gia thường có các điều kiện cấp visa khác nhau. Chẳng hạn như thời hạn hiệu lực, khoảng thời gian có thể lưu lại. Thường thì visa hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì.
Visa có thể được cấp trực tiếp; hoặc thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, đôi khi thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành. Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình; đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này.
Về thủ tục cấp visa, tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ sẽ có nhưng quy định riêng. Bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán nước nhập cảnh hoặc;các dịch vụ hỗ trợ làm visa để hỏi thủ tục chi tiết.
Thủ tục xin visa với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải nằm trong các nước được miễn thị thực nhập cảnh hoặc có visa do đại sứ quán Việt Nam ở nước người đó cư ngụ cấp phép (Ví dụ bạn ở Mỹ muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa do lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ cấp phép).
Thủ tục xin visa với người Việt Nam xin cấp visa ra nước ngoài: Thủ tục tùy theo quy định của từng quốc gia mà bạn muốn đến. Công dân Việt Nam có thể gặp khó khăn khi xin visa tại 1 số đất nước như
Mỗi quốc gia thường có các điều kiện cấp thị thực khác nhau.
Sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa?
Hộ chiếu (passport) và visa về cơ bản cả hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau và đều sử dụng với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài.
Do đó mà hiện nay không ít người còn nhẫm lẫn về hộ chiếu và visa là cùng một giấy tờ.
Nói chung, hộ chiếu (passport) là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.
Ví dụ: Bạn muốn nhập cảnh sang Mỹ để du lịch trong thời gian là 1 tháng thì cần phải có 2 loại giấy tờ
- Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.
- Visa do chính phủ Mỹ cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ du lịch.
Passport có trước, visa có sau, nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa.
Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt 2 loại giấy tờ này:
Tiêu chí | Visa | Hộ chiếu |
Khái niệm | Visa (hay còn gọi là thị thực/thị thực xuất nhập cảnh) là chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. | Passport (hay còn gọi là hộ chiếu): Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm cấp cho công dân nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài hay chứng minh quốc tịch. |
Khi nào cần làm hộ chiếu và visa? | Khi một người cần xin phép xuất nhập cảnh, lưu trú tại 1 quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó mà họ chưa có chính sách miễn việc xin visa với công dân Việt Nam. | Khi cần xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước. Hộ chiếu (passport) là căn cước chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của 1 người như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch… |
Hộ chiếu và visa giấy tờ nào có trước? | Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh. | Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là tài liệu cần có để được cấp visa. Không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. |
Giá trị sử dụng | Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (nước cấp visa). | Hộ chiếu còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế căn cước công dân. |
Một số loại hộ chiếu và visa | Thông thường có 3 loại visa phổ biến như sau: - Visa nhập cảnh - Visa xuất cảnh - Visa quá cảnh Và sẽ được nhập cảnh visa theo nhiều diện khác nhau, ví dụ: - Visa du lịch - Visa thăm thân - Visa công tác - Visa du học Tùy vào mỗi loại visa mà sẽ có thời hạn lưu trú khác nhau, ví dụ: 1 tháng, 3 tháng một lần, 3 tháng nhiều lần hoặc 6 tháng một lần, 6 tháng nhiều lần,... | Hộ chiếu cũng có 3 loại như sau: - Hộ chiếu phổ thông - Hộ chiếu công vụ - Hộ chiếu ngoại giao Đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ. Hộ chiếu đã được đóng dấu xuất nhập cảnh ở nước ngoài hay chưa, sẽ dựa vào căn cứ: - Hộ chiếu trắng: Chưa từng nhập cảnh nước ngoài - Hộ chiếu thường: Đã từng nhập cảnh ra nước ngoài và có dấu xuất nhập cảnh. |
GĐXH - Hộ chiếu (Passport) Việt Nam có thể đi được những nước nào? Dưới đây là danh sách các quốc gia bạn có thể đến mà không cần Visa.
GĐXH - Chỉ cần có hộ chiếu, không cần visa, công dân của những quốc gia dưới đây sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam.