Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội theo lương mới từ 1/7

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 10/11/2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Theo đó, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc cải cách toàn diện chính sách tiền lương ở nước ta, không chỉ mang lại hơi thở mới cho hệ thống lương hưu mà còn cả tới các loại trợ cấp BHXH và các chính sách an sinh xã hội khác, tất cả đều được điều chỉnh tăng lên từ ngày 1/7/2024.

Trong báo cáo tác động của chính sách cải cách tiền lương tới thực hiện chế độ BHXH, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết tiền lương làm căn cứ đóng các khoản BHXH bình quân trong khu vực công sẽ tăng thêm gần 54,9%. Số tiền thu BHXH tăng thêm trong một năm là hơn 31.700 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước trích đóng 17.260 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn hơn 88.100 người hoạt động không chuyên trách cấp xã đang tham gia BHXH với mức lương tính đóng 1,8 triệu đồng. Mức đóng tăng thêm của nhóm này chưa thể tính toán do chưa có thông tin điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

Theo Luật BHXH năm 2014, các khoản trợ cấp BHXH được tính dựa trên mức lương cơ sở. Khi thực hiện cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở. Theo đó, các khoản trợ cấp BHXH nêu trên cũng sẽ thay đổi. Căn cứ theo Nghị quyết số 104/2024, các khoản trợ cấp này từ 1/7/2024 sẽ được tăng.

Hiện Chính phủ đang đề xuất các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức cao nhất hiện nay và quy định bằng số tiền cụ thể. Theo đó, dự kiến trợ cấp dưỡng sức sau sinh, ốm đau là 540.000 đồng/ngày; trợ cấp 1 lần khi sinh con là 3,6 triệu đồng/con…

Những thay đổi này được thực hiện trong bối cảnh cải cách tiền lương, khi mà hệ số lương và mức lương cơ sở không còn là cơ sở tính các khoản trợ cấp. Thay vào đó, Chính phủ sẽ đề xuất quy định các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng số tiền cụ thể, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

luong-17084201603492111506482.png

Từ ngày 1/7, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN thay đổi theo chính sách tiền lương mới.

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của người lao động ra sao?

Tại Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

"Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường".

Theo quy định nêu trên thì mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường là không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Về mức lương tối thiểu vùng, ngày 20/12/2023, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Do đó, trong năm 2024, dự kiến, mức lương tối thiểu vùng được chia thành 2 mức như sau:

- Từ 1/1/2024 - hết 30/6/2024:

+ Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng;

+ Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng;

+ Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng;

+ Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.

- Từ 1/7/2024: (Dự kiến)

+ Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng;

+ Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng;

+ Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng;

+ Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào việc người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

bao-hiem-xa-hoi-1-lan-anh-1702133797821805185357-0-0-1250-2000-crop-170213380509674923176.jpgQuy định thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần mới nhất 2024, người lao động nên cập nhật để hưởng quyền lợi

GĐXH - Để hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần làm thủ tục gì và nộp hồ sơ ở đâu? Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này để người lao động nhanh chóng được hưởng quyền lợi.

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 là bao nhiêu theo lương mới?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Khoản 1, Điều 57 Luật Việc làm 2013, Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) được xác định như sau:

- Bảo hiểm xã hội: 8%

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

- Bảo hiểm y tế: 1,5%.

Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm BHXH, BHYT, BHTN) của người lao động là 10.5%.

Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH của người lao động được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Công thức tính mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với người lao động Việt Nam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022