z51194101753342c39f916003c324e4d586b3284f1dc1d-17065906085351801467147-0-0-1440-2304-crop-17065909068181106702475.jpgTuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội sắp hoạt động có gì đặc biệt?

GĐXH - Tuyến đường dành riêng cho xe đạp dài 4km dọc sông Tô Lịch ở Hà Nội đang được tiến hành dọn dẹp, sơn kẻ lại vạch, san gạt đất chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng TP Hà Nội, ngoài tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên xây dọc sông Tô Lịch sẽ được đưa vào hoạt động vào ngày 1/2, TP sẽ thí điểm thêm tuyến xe dành riêng xe đạp quanh công viên Hoà Bình và đường Hoàng Minh Thảo thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Để xây dựng làn đường riêng cho xe đạp tại khu vực công viên Hòa Bình, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đơn vị cần sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi hai chiều trên hè, rộng 3m.

Kinh phí thí điểm hai tuyến đường trên gần 10 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước. Trong đó, tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo 8,8 tỷ đồng, tuyến dọc sông Tô Lịch 970 triệu đồng.

Tuyến đường dành cho xe đạp dài khoảng 5,7km, trong đó khu vực đi trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình dài 1,8km, đoạn trên đường Hoàng Minh Thảo dài gần 4km. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất bổ sung 4 trạm xe đạp công cộng bao quanh khu vực công viên Hòa Bình, tăng cường kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng lân cận.

base64-1706698597333752369873.jpeg

Tuyến đường dành riêng cho xe đạp thứ 2 sẽ được thí điểm.

Đối với dịch vụ xe đạp công cộng đã được Hà Nội khai trương từ tháng 8/2023. Sau khi khai trương, khoảng 1.000 phương tiện, trong đó, 500 xe đạp điện và 500 xe đạp công cộng được đưa vào phục vụ người dân tại Thủ đô ở 79 điểm trạm trong khu vực các quận nội thành. Việc Hà Nội mạnh dạn thí điểm bố trí đường riêng cho xe đạp được xem là bước tiến lớn và thể hiện quyết tâm phát triển giao thông công cộng của Thủ đô.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, xe đạp công cộng là mảnh ghép không thể thiếu để phát triển giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Tại các nước tiên tiến trên thế giới và gần nhất với Việt Nam là Trung Quốc, xe đạp công cộng được chú trọng đầu tư, phát triển.

Việc dành hạ tầng cho xe đạp công cộng đóng vai trò hết sức quan trọng, đây là bước tiến lớn và thể hiện quyết tâm phát triển giao thông công công cộng của Thủ đô.

base64-1706698617824954193453.jpeg

Một góc lộ trình tuyến đường thứ nhất dọc sông Tô Lịch sẽ được hoạt động vào ngày 1/2.

Ghi nhận của phóng viên, tuyến đường Hoàng Minh Thảo mỗi bên có 5 làn xe nhưng số lượng phương tiện lưu thông hằng ngày vắng hơn so với các trục đường khác. Các vỉa hè xung quanh công viên Hoà Bình hiện có nhiều quán bán nước trên vỉa hè, một số nơi cho gửi xe máy nhếc nhác.

Đối với tuyến đường dành riêng cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội đã được xây dựng dọc sông Tô Lịch, điểm đầu đoạn gần Đại học Giao thông Vận tải (quận Cầu Giấy) tới gần Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), sẽ bắt đầu hoạt động từ 1/2. 

Tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đầu tư xây dựng vào tháng 1/2019, có chiều dài khoảng 4km, mặt đường rộng 4m với tổng số vốn 64 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, tuyến đường đã phải dừng hoạt động vào tháng 7/2022.

z5119410194565840016fc442a66c56a60c689dd1844ca-1706590609705650268664.jpg

Tuyến đường dành riêng cho xe đạp chạy dọc sông Tô Lịch đã hoàn thiện.

Thế nhưng, sau thời gian dừng hoạt động, tuyến đường có nhiều vị trí hư hỏng, xuống cấp. Mới đây, dự án được tôn tạo, sửa chữa để phục vụ thí điểm đường dành riêng cho xe đạp.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện một số đoạn đã được các đơn vị thi công sửa chữa, trải thảm nhựa Asphalt mới và kẻ vạch sơn. Một số vị trí đã hoàn thiện việc kẻ vạch, sơn lan can, đèn tín hiệu và vá lại mặt đường,... 

Được biết, khi đi vào hoạt động tuyến đường này có thể kết nối với ga Láng của đường sắt Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của metro Nhổn - ga Hà Nội. Dọc tuyến có 6 trạm xe đạp công cộng, trong đó có trạm trước cổng Đại học Giao thông Vận tải và trạm tại ga Láng.

Mới đây, Sở Gia thông Vận tải Hà Nội có văn bản về việc điều chỉnh tổ chức giao thông thí điểm làn đường cho xe đạp tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1/2.

z51194101774573666930ed08be64768e0ef58173d8994-17065906085451349490864.jpgz5119410229128818f1283895994b11466fe682810ef41-17065906098261247793509.jpgz51194101703682b6c59519bb8f95b9dccc7b68e8191fa-1706590608479876824792.jpgdb2-1706599116390336966839.jpg

Hiện tuyến đường đã hoàn thiện và sẵn sàng đi vào hoạt động.

Cụ thể, Sở này điều chỉnh tổ chức giao thông tuyến đường ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa từ đường dành cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ (đường cho xe đạp và người đi bộ đi chung). Trong đó, đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều, chiều rộng 3.0m, bố trí phía sông Tô Lịch; đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng.

Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên tuyến đường thí điểm là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người (các loại xe đạp điện không được phép đi vào).

Trên tuyến bổ sung 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng, chờ xe buýt; 1 trạm xe đạp tại Ga S8 của Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội (tại Ga Láng đã có 1 trạm xe đạp công cộng).

Xe đạp trên tuyến này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như đường Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương thông qua các nút giao (nút giao cầu Mọc, nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh Trần Duy Hưng; nút giao đường Láng - Lê Văn Lương; nút giao cầu 361; nút giao cầu Cót; nút giao cầu Yên Hòa).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trường THCS Phú Diễn tổ chức hội thi bánh chưng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022