Ngày 28/12, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, đã cấp hơn 25.000 lít hóa chất, phân bổ về các địa phương để dập dịch tả lợn châu Phi. Đối với vôi bột khử khuẩn thì các huyện, xã và người chăn nuôi tự trích kinh phí để mua phòng dịch.

chot-kiem-soat-17037510703972100040654.jpeg

Chốt kiểm soát dịch tả lợn chấu Phi trên địa bàn.

Ngoài ra, UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân kiến thức, đối tượng tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi để người dân đăng ký tiêm.

Bước đầu đã tiêm phòng 1.258 liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi cho 1.258 con lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên tại 4 huyện: Yên Thành, Quế Phong, Quỳ Châu và Hưng Nguyên. Hiện nay, đàn lợn đang sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-UBND về việc "Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn". Theo đó, yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã, lực lượng chức năng tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Địa phương nào chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, để dịch lây lan diện rộng, tỷ lệ tiêm phòng thấp, không chỉ đạo quyết liệt, không chấn chỉnh việc vứt xác động vật ra ngoài môi trường thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…

base64-1703751194267245550360.png

Cơ quan chuyên môn lấy mẫu bệnh phẩm lợn ốm đi xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo thống kê, đến cuối tháng 12/2023, toàn tỉnh có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị. Các huyện có số ổ dịch nhiều bao gồm: Đô Lương (13 ổ dịch, tiêu hủy trên 1.000 con); Yên Thành (13 ổ dịch, tiêu hủy gần 700 con); Anh Sơn (11 ổ dịch, tiêu hủy gần 3.500 con); Thanh Chương (10 ổ dịch, tiêu hủy gần 600 con); Nghi Lộc (13 ổ dịch, tiêu hủy 420 con)... Toàn tỉnh đã tiêu hủy gần 8.000 con lợn với tổng trọng lượng trên 460 tấn.

Ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An nhấn mạnh, trước tình hình dịch tả lợn ngày càng làn rộng chúng tôi đã trực tiếp đến các địa phương để chấn chỉnh công tác phòng chống dịch. Đồng thời, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch như giám sát phát hiện sớm, tiêu hủy theo đúng quy đinh, lập các chốt kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn, thực hiện nghiêm vệ sinh tiêu độc khử trùng tại cơ sở...

Thành lập các tổ phản ứng nhanh, báo cáo, xử lý ổ dịch khi mới phát hiện, tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn chết đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn sinh học, tránh làm lây lan dịch bệnh.Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời thu gom, tiêu hủy động vật mắc bệnh và chất thải theo quy định. Tuyên truyền người dân chủ động phòng bệnh, không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

dich-ta-lon-chau-phi-1702443321679894701970-0-0-1151-1842-crop-17024434678071616328404.jpgDịch tả lợn châu Phi chưa hạ nhiệt, các tỉnh Miền trung cấp bách phòng chống

GĐXH - Dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Trị vẫn đang diễn biến phức tạp, dù một số xã qua 21 ngày không phát sinh lợn bệnh. Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, ngành chức năng chủ động phương án, ngừa dịch bệnh bùng phát.

Thị trường giỏ quà Tết

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022