Thẻ căn cước có thay thế được hộ chiếu khi xuất nhập cảnh?
Theo quy định tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam; còn nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu phổ thông;
Năm 2025, hàng triệu người làm hộ chiếu (passport) được hưởng thêm một quyền lợi
Top hộ chiếu (passport) quyền lực nhất thế giới 2025 – Việt Nam ở thứ hạng bao nhiêu?
Tất tần tật các thông tin về hộ chiếu (passport) năm 2025, hàng triệu người dân nên cập nhật quy định mới nhất
- Giấy thông hành (là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới)
Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Nhiều ý kiến cho rằng, không cần hộ chiếu công dân Việt Nam có thể dùng thẻ căn cước xuất cảnh, nhập cảnh được không?
Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ Công an, tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước số 26/2023/QH15 ngày 27/11/2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 quy định thẻ căn cước được sử dụng thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân được sử dụng thẻ căn cước thay cho việc sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Do đó, khi Việt Nam và các nước có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép thì công dân sẽ được sử dụng thẻ căn cước thay cho việc sử dụng các giấy tờ xuất nhập cảnh hiện nay như hộ chiếu, giấy thông hành… trên lãnh thổ của nhau.

Làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh người dân xuất trình hộ chiếu theo quy định. Ảnh minh họa: TL
Có thể sử dụng thẻ căn cước mới để xuất cảnh tới những nước nào?
Hiện Việt Nam chưa ký kết điều ước và thỏa thuận quốc tế với các nước về vấn đề này. Tuy nhiên, theo thông tin từ Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tháng 3/2023, các quốc gia ASEAN đang thực hiện phấn đấu thống nhất các loại giấy tờ để trong tương lai không sử dụng Visa tương tự như cộng đồng châu Âu.
Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, công dân Việt Nam có thể sử dụng thẻ căn cước để đi lại trong khu vực ASEAN khi các nước thống nhất được nội dung nêu trên.
Vi phạm các quy định xuất cảnh, nhập cảnh bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cá nhân vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại sẽ bị xử phạt hành chính tùy vào hành vi và mức độ vi phạm.
– Cá nhân có hành vi "qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định" căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 18, sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
– Cá nhân có hành vi "Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh cư trú Việt Nam hoặc thẻ ABTC giả" căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 18, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Cá nhân có hành vi "Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nhập cảnh tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC giả" căn cứ Điểm c khoản 6 Điều 18 sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Người nước ngoài có hành vi "Nhập cảnh không đúng mục đích đã xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạnh tạm trú căn cứ Điểm b khoản 6 Điều 18 sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
– Cá nhân có hành vi "Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC, căn cứ Điểm a khoản 7 Điều 18 sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
– Hình phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm
– Biên pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo các quy định nêu trên, cá nhân có hành vi vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng và phải chịu một trong số các hình phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với sai phạm của mình.
Xử lý hình sự
– Cá nhân có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 347 BLHS 2015). Theo đó, người nào nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Cá nhân nếu vì vụ lợi mà có hành vi tổ chức hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh, xuất cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép" (Điều 348 BLHS 2015).
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều này như lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm… thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều này như tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên; làm chết người... thì bị phạt tù 07 năm đến 15 năm;
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

GĐXH - Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân được sử dụng với mục đích để xuất nhập cảnh và chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp luật. Những ai mới được sở hữu loại hộ chiếu này?

GĐXH - Người dân nên đến đâu để làm hộ chiếu (passport) uy tín, nhanh gọn? Dưới đây là các địa chỉ làm hộ chiếu (passport) trực tiếp tại các tỉnh/thành trên cả nước người dân có thể tham khảo.