Tính đến đầu tháng 5/2025, toàn tỉnh có 190 dự án chậm tiến độ, trong đó có 5 dự án không sử dụng đất liên tục trong 12 tháng, 185 dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, thuộc diện phải kiểm tra, xử lý theo quy định.

Trong số 190 dự án nêu trên, 25 dự án đã được Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành kết luận kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm. Còn lại 165 dự án đã và đang được UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép gia hạn tiến độ sử dụng đất thêm 24 tháng, với lý do bất khả kháng như vướng mắc giải phóng mặt bằng, thay đổi quy hoạch hoặc khó khăn về tài chính.

z61022977681410d4ae65457a6a94eba630d0077eb9a02-17335536682241291096443.jpg

190 dự án trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ.

Đáng chú ý, trong số các dự án được gia hạn, có 12 dự án đã hết thời hạn gia hạn 24 tháng và cả thời gian gia hạn do bất khả kháng nhưng vẫn không hoàn thành, buộc phải xem xét xử lý nghiêm. Trong đó, 8 dự án đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý thực hiện quy trình thu hồi đất theo quy định, gồm 7 dự án tại thị xã Nghi Sơn và 1 dự án tại TP Thanh Hóa.

Ngoài ra, có 4 dự án khác đang được UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xem xét xử lý theo thẩm quyền. Việc thu hồi đất trong các trường hợp này nhằm tránh tình trạng chiếm dụng đất công, lãng phí tài nguyên và gây cản trở tới các dự án phát triển kinh tế, xã hội khác.

Bên cạnh đó, 47 dự án đã hết thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng hoặc gia hạn do bất khả kháng hiện đang được Sở Nông nghiệp và Môi trường tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế. Có 106 dự án còn lại đang trong thời gian được gia hạn và sẽ được theo dõi, hậu kiểm khi hết thời hạn để đảm bảo tuân thủ pháp luật.

z65895037438458d1652c87e3138faa6b8162f9a987314-17469274277581970242018.jpg

Hàng trăm dự án chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đất.

Để "hạ nhiệt" tình trạng dự án "rùa bò", UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương cấp huyện phải chủ động "hối thúc" nhà đầu tư tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng phải được nắm bắt và giải quyết kịp thời.

Đối với các dự án còn đang "loay hoay" với thủ tục đầu tư, các địa phương được yêu cầu phải "xắn tay áo" hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình thẩm định và cấp phép. Đặc biệt, vấn đề giải phóng mặt bằng được lãnh đạo tỉnh đặc biệt chú trọng, yêu cầu các địa phương phải quyết liệt vào cuộc, tăng cường tuyên truyền và cam kết tiến độ với chủ đầu tư.

Song song với việc "chấn chỉnh" các dự án chậm trễ, Thanh Hóa cũng đang dồn lực đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch tỉnh. Mục tiêu là thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, tạo "bệ phóng" vững chắc để kêu gọi các doanh nghiệp thứ cấp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách.

Với những động thái mạnh mẽ này, Thanh Hóa đang cho thấy quyết tâm "làm sạch" môi trường đầu tư, không khoan nhượng với các dự án "án binh bất động", nhằm khơi thông nguồn lực đất đai cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

20220510103941-16522355072301310811955-245-0-1495-2000-crop-16522357638661839362971.jpgDự án chậm tiến độ, công trình thành khối bê tông xấu xí nằm trên vùng "đất vàng"

GiadinhNet - Những dự án nghỉ dưỡng du lịch nằm trên vùng "đất vàng" khu vực ven biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới tưởng chừng sẽ tạo sự bứt phá cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên, việc chây ì tiến độ đã gây lãng phí quỹ đất và cơ hội đầu tư, mất mỹ quan đô thị.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022