Hai linh vật rồng làm bằng những chiếc lu đặt tại cầu Bà Sảng, đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Sau nhiều ngày được các nghệ nhân lắp đặt, hai linh vật rồng được hoàn thiện vào sáng 26/1. Nơi đặt hai linh vật rồng là con đường chính dẫn vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nổi tiếng tại Bình Dương, cách quốc lộ 13 khoảng 500m.
Thân của cả hai linh vật rồng đều được làm bằng những chiếc lu, một sản phẩm nổi tiếng của làng nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận là người lên ý tưởng làm linh vật rồng bằng lu và được chính quyền địa phương ủng hộ. Ông cùng một số nghệ nhân khác đã bắt tay vào thực hiện ngay sau đó.
Đầu rồng được thiết kế bằng đất sét, nặn bằng tay rồi nung bằng lò củi nên trông rất khỏe khoắn.
Thân hai linh vật rồng được làm bằng 36 chiếc lu in nổi hình rồng. Đây là những sản phẩm vốn có, nổi tiếng của địa phương.
Sau khi hai linh vật rồng xuất hiện, nhiều người thích thú và khen ngợi.
Những chiếc ly làm bằng đất sét, cuốn quanh thân của linh vật rồng.
Những chiếc móng vuốt trên thân của rồng được sắp xếp từ những chiếc ly.
Cả 2 linh vật rồng đều được các nghệ nhân làm từ các sản phẩm thủ công.
Theo lãnh đạo phường Tương Bình Hiệp, hai linh vật rồng được làm từ nguồn kinh phí xã hội hóa, không dùng tiền ngân sách.
Những chiếc móng vuốt của rồng khá sắc sảo và bắt mắt.
Răng của rồng được thiết kế từ đất sét, khá chi tiết và cầu kì.
Nhiều người thích thú muốn tận mắt thấy 2 linh vật rồng để quay phim, chụp ảnh lưu niệm.
Hai linh vật rồng làm bằng lu đang gây "sốt" trên mạng xã hội và nhận được nhiều lời khen của người dân. Một số cư dân mạng nói về cặp linh vật rồng: "rồng nhà người ta", "đệ nhất song long"...
Hai linh vật tạo ra là điểm nhấn cho người dân mỗi khi đi vào làng nghề sơn mài.
Linh vật rồng ở Bắc Giang vừa "chào sân" đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Người khen "dễ thương", người cho rằng "lai Tây" không phù hợp.
GĐXH - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, không khí lạnh tăng cường, trong chiều tối và đêm nay (27/1) sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ.